Bố mẹ cần phải làm gì khi trẻ nhỏ bị tiêu chảy cấp?

0
931

Trẻ nhỏ bị tiêu chảy là tình trạng trẻ đi ngoài trên 3 lần/ngày và phân chứa nhiều nước. Nếu tình trạng này kéo dài dẫn đến cơ thể mất nước nghiêm trọng. Và điều này đe dọa nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, bố mẹ không nên chủ quan, lơ là trong việc trẻ bị tiêu chảy đâu nhé!

Nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ nhỏ

Trẻ nhỏ mắc tiêu chảy do đường ruột nhiễm vi khuẩn hoặc virus

Theo các bác sĩ cho biết, trẻ nhỏ bị tiêu chảy có rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng đa phần thường bắt nguồn từ 4 nguyên nhân chủ yếu sau:

– Nhiễm đường ruột: Trẻ bị nhiễm trùng đường ruột do virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây ra.

– Dị ứng thực phẩm: Trẻ nhỏ rất dễ bị dị ứng với protein chứa trong sữa công thức. Hoặc cũng có thể bị dị ứng với thức ăn, nhất là các loại thực ăn đóng hộp.

– Khả năng hấp thu thức ăn kém: Một số trẻ có đường tiêu hóa kém nên khi dung nạp thức ăn rất dễ bị tiêu chảy.

– Rối loạn tiêu hóa bình thường: Tiêu chảy được xem như hiện tượng rối loạn tiêu hóa bất thường của trẻ. Bởi hệ thống tiêu hóa của trẻ vẫn còn non yếu, dễ nhạy cảm với những thay đổi. Dù chỉ là đơn giản thay đổi thức ăn hoặc chuyển từ sữa mẹ sang sữa công thức cũng có thể dẫn đến tiêu chảy.

Dấu hiệu để bố mẹ nhận biết trẻ nhỏ bị tiêu chảy

Số lần đi ngoài của trẻ từ 3-10 lần trong ngày

Dấu hiệu trẻ nhỏ bị tiêu chảy không quá khó để nhận thấy. Khi thấy con có dấu hiệu đi tiêu quá nhiều lần trong một ngày thì chứng tỏ trẻ đang bị tiêu chảy. Để giúp bố mẹ dễ nhận biết hơn, Betimum đã tổng hợp và đưa ra các dấu hiệu nhận biết tiêu chảy ở trẻ nhỏ:

– Số lần đi ngoài của trẻ từ 3-10 lần trong ngày. Nhất là những trẻ dưới 1 tuổi.

– Phân có màu vàng, xanh hoặc màu nâu, hơi sệt hoặc lỏng.

– Phân lỏng có mùi tanh hôi

– Ngoài ra trẻ còn mệt mỏi, quấy khóc nhiều, buồn nôn và đau bụng nhiều.

Bố mẹ cần làm gì khi trẻ bị tiêu chảy cấp?

Tăng cữ bú cho trẻ nhiều lần trong ngày

Ngay khi nhận biết ra các dấu hiệu trẻ nhỏ bị tiêu chảy. Bạn cần đưa ra biện pháp xử lý nhanh chóng nhằm ngăn chặn triệt để tiêu chảy cho trẻ. Betimum sẽ giúp bạn đưa ra một số cách xử trí tiêu chảy ở trẻ nhỏ. Cụ thể như:

– Cho trẻ uống nhiều nước hoặc bú nhiều sữa mẹ để bù vào lượng nước đã đi ra ngoài.

– Tuyệt đối không được bỏ bữa của trẻ mặc dù trẻ có khóc nhiều và lười ăn. Đau bụng nhưng vẫn phải đảm bảo nguồn dinh dưỡng và lượng thức ăn hàng ngày của trẻ.

– Chia thành nhiều bữa nhỏ để cho trẻ có thể dễ dàng hấp thu thức ăn. Hãy chọn những món ăn như cháo hay súp để trẻ dễ ăn hơn.

– Mẹ cần vệ sinh sạch sẽ hai tay khi thay tã và cho trẻ bú.

– Trẻ nhỏ tiêu chảy thường do bị mất lớp vi khuẩn bảo vệ đường ruột. Vì vậy, bạn cũng nên sử dụng men vi sinh để ngăn chặn tình trạng tiêu chảy ở trẻ nữa nhé.

Khi nào cần đưa đi bác sĩ khám và điều trị?

Nếu trẻ nhỏ bị tiêu chảy cần nhanh chóng đưa trẻ đi đến bệnh viện. Nhất là đối với những trẻ dưới 6 tháng tuổi. Bởi vì đây là độ tuổi rất dễ mất nước và bệnh trở nặng hơn. Vì vậy, nếu thấy trẻ xuất hiện các triệu chứng sau hãy cho tới ngay cơ sở y tế.

– Sốt và đau bụng nhiều

– Sau 7 ngày trẻ vẫn không hết bị tiêu chảy

– Nôn ói và thấy dịch nôn ói có màu xanh lá cây

– Nhiều ngày liền trẻ không chịu ăn uống, nhưng vẫn còn bị tiêu chảy và nôn ói nhiều

– Phân có máu và trẻ nhỏ có dấu hiệu mất nước

Ngoài những thông tin về nguyên nhân và dấu hiệu trẻ nhỏ bị tiêu chảy nêu trên. Bố mẹ cũng cần chủ động đưa ra các biện pháp chủ động phòng ngừa tiêu chảy cho trẻ. Hãy thường xuyên dọn dẹp đồ chơi và đảm bảo chế độ ăn uống hợp vệ sinh cho trẻ mỗi ngày. Chúc các mẹ thành công trong việc đẩy lùi tiêu chảy cho con yêu nhé!