Hướng dẫn các mẹ cách dùng và bảo quản sữa non

0
8147
Cách dùng và bảo quản sữa non

Cách dùng sữa non duy nhất có phải chỉ là cho con bú trực tiếp? Thực tế, sữa non có thể được vắt và trữ trước khi sinh. Bài viết dưới đây của Betimum sẽ hướng dẫn mẹ cách dùng và bảo quản sữa non an toàn nhất nhé!

1. Tại sao phải vắt và trữ sữa non trước khi sinh?

Thông thường, sữa non được sản xuất vào khoảng giữa thai kỳ. Trong giai đoạn này, các nang sữa trong bầu ngực mẹ vẫn chưa được lấp đầy. Bởi vậy, sữa non có thể hòa trộn cùng huyết thanh. Sữa non sẽ mang một màu hơi hồng, vàng cam hoặc vàng nhạt.

Sữa non của mẹ rất đặc và dính, có màu đậm vì được tích lũy trong bầu ngực mẹ nhiều tháng trước khi sinh

Sữa non của mẹ rất đặc và dính, có màu đậm vì được tích lũy trong bầu ngực mẹ nhiều tháng trước khi sinh

Trong 72 giờ đầu tiên sau khi chào đời, con cần được hưởng trọn nguồn sữa non dẻo đặc này. Nhờ vậy, con được tăng cường sức đề kháng và hoàn thiện các cơ quan trong cơ thể. Bú sữa non trực tiếp sau khi sinh là cách dùng sữa non tốt nhất. Tuy nhiên, không phải bà mẹ nào cũng có cơ hội cho con bú ngay sau khi sinh, đặc biệt là 72 giờ đầu.

Có thể vì phương pháp sinh đẻ, thể trạng hoặc tình trạng sức khỏe mà nhiều bà mẹ buộc phải vắt sữa non trước khi sinh. Trong một số trường hợp, mẹ đẻ mổ nên phải dùng thuốc kháng sinh, thuốc mê. Các thành phần của thuốc sẽ gây hại cho nguồn sữa của con. Vì thế, mẹ đẻ mổ phải chờ đợi sự cho phép của bác sĩ rồi mới có thể cho con bú. Như vậy thì con sẽ phải “chờ đợi” khá lâu mới được bú mẹ.

Trong tình huống khác, mẹ bị tiểu đường, có các biểu hiện bất thường ở ngực… cũng chưa thể cho con bú ngay sau khi sinh. Vì thế, vắt sữa, trữ sữa non trước khi sinh lại càng quan trọng và cần thiết. Đề phòng trường hợp con phải cách ly khỏi mẹ thì vẫn có sữa non để bú.

>>> Xem thêm: 8 tác dụng tuyệt vời của sữa non mà bạn có thể chưa biết

2. Làm thế nào để vắt sữa non đúng cách?

Mẹ bầu có thể thấy những dấu hiệu tiết sữa non đầu tiên vào khoảng 3 tháng giữa thai kỳ. Thế nhưng để vắt sữa non được nhiều nhất và dễ dàng nhất thì nên đợi đến tuần thứ 36. Khi ấy, sữa non đã nhỏ được thành giọt nên mẹ dễ dàng vắt sữa.

Mẹ không nên dùng máy hút sữa để vắt sữa non mà chỉ nên vắt nhẹ nhàng bằng tay không

Mẹ không nên dùng máy hút sữa để vắt sữa non mà chỉ nên vắt nhẹ nhàng bằng tay không

Để vắt sữa non đúng cách, mẹ không nên dùng máy hút sữa. Chỉ nên vắt bằng tay không sau khi đã vệ sinh bầu ngực, vệ sinh tay thật sạch. Khi vắt sữa non, mẹ phải hết sức kiên trì. Bởi vì sữa non đặc và dẻo, sẽ không chảy thành tia. Mỗi lần vắt được 0.5 – 1 ml là đủ. Nếu mẹ vắt điều nhiều hơn thì càng tốt. Mỗi lần vắt chỉ nên kéo dài từ 3 – 5 phút. Mẹ chịu khó làm 3 – 5 lần một ngày nhé! Vì dung tích dạ dày của con lúc mới sinh khá là nhỏ, mẹ chỉ cần dự trữ 5-7ml sữa non cho mỗi cữ bú là được. Chuẩn bị sữa non trước vài tuần cũng đủ để con có sữa bú trong vài ngày đầu sau sinh rồi.

Sữa non vắt ra có thể được dự trữ trong ống tiêm, bảo quản trong túi nilon tiệt trùng và dán kín hoặc trong hộp kín. Trữ đông trong tủ đá để đảm bảo không có vi khuẩn xâm nhập vào sữa.

3. Cách dùng sữa non như thế nào?

Để con hấp thụ được toàn bộ dinh dưỡng tuyệt vời trong sữa non, mẹ cần biết cách dùng sữa non chính xác. Khi mẹ đi sinh, nhớ mang theo sữa non trữ đông. Trên đường đi, phải lưu trữ sữa non trong túi trữ lạnh hoặc hộp kín ủ lạnh. Tuyệt đối không để sữa non bị tan chảy. Khi đến bệnh viện thì mẹ có thể gửi sữa này vào ngăn đông tủ lạnh.

Rã đông sữa non dưới ngăn mát tủ lạnh trước khi hâm nóng để bảo vệ chất lượng sữa non

Rã đông sữa non dưới ngăn mát tủ lạnh trước khi hâm nóng để bảo vệ chất lượng sữa non

Khi nào con sắp chào đời, mẹ chỉ cần đem các ống tiêm chứa đầy sữa non đi rã đông. Cách rã đông sữa mẹ vô cùng đơn giản. Mẹ để sữa dưới ngăn mát tủ lạnh cho sữa tan ra. Sau đó, đem phần sữa này ngâm vào nước ấm 40 độ hoặc dùng máy hâm sữa để làm ấm sữa. Như vậy, mẹ có thể đem sữa cho con ăn ngay từ ống tiêm.

Cách dùng sữa non không hề khó. Thế nhưng mẹ cần lưu ý rằng lượng sữa này rất nhỏ. Mẹ không nên chuyển sữa qua lại giữa các dụng cụ dự trữ. Như vậy rất là hoang phí! Sữa non là nguồn dinh dưỡng duy nhất con cần sau khi sinh. Vậy nên mẹ hãy làm mọi cách để con được hưởng trọn nguồn sữa quý giá này nhé!