Trẻ sơ sinh bị táo bón, mẹ phải làm thế nào?

0
1335
Trẻ sơ sinh bị táo bón

Trẻ sơ sinh bị táo bón mẹ cần phải làm thế nào? Nguyên nhân, dấu hiệu nào cho biết trẻ sơ sinh mắc chứng táo bón? Cách điều trị táo bón ở trẻ sơ sinh ra sao? Và vô vàn những câu hỏi mà các mẹ đang thắc mắc về chứng táo bón ở trẻ sơ sinh. Để giải đáp tất cả các thắc mắc trên, Betimum mời các mẹ hãy tham khảo bài viết ngay sau đây.

1. Khái niệm táo bón ở trẻ sơ sinh

Táo bón khiến trẻ đi tiêu khó khăn, hay khóc

Táo bón khiến trẻ đi tiêu khó khăn, hay khóc

Táo bón ở trẻ sơ sinh là hiện tượng trẻ nhiều ngày mới đi tiêu một lần và mỗi lần đi tiêu đều trở nên khó khăn. Tình trạng này cảnh báo hệ tiêu hóa của trẻ không khỏe, thiếu nước, thiếu các chất dinh dưỡng và thiếu các chất xơ. Táo bón kéo dài sẽ khiến trẻ chậm phát triển, tăng cân và chiều cao chậm hơn.

2. Nhận biết dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh

Táo bón ở trẻ sơ sinh rất dễ dàng để nhận biết. Trẻ bị táo bón thường ít đi vệ sinh, bụng cứng, đầy hơi và khó tiêu. Táo bón kéo dài bé sẽ còi cọc, chậm phát triển.

  • Trẻ ít đi vệ sinh hơn bình thường: Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ rất nhiều lần trong ngày vì thế trung bình bé sẽ đi tiêu 1-2 lần/ngày. Nếu thấy số lần đi ngoài của bé giảm đi bất thường và mỗi lần đi tiêu phân vón cục thì có thể trẻ bị táo bón.
  • Trẻ đầy bụng, khó tiêu: Khi trẻ sơ sinh bị táo bón, sờ bụng sẽ thấy cứng hơn bình thường và phình to hơn. Phân vón cục cứng, viên nhỏ, có màu sẫm và mùi rất khó ngửi.
  • Lười ăn và quấy khóc: Táo bón khiến mỗi lần đi vệ sinh của bé trở nên khó khăn hơn. Do vậy, khi thấy bé quấy khóc, mặt cau có, biếng ăn thì có thể bé bị táo bón. Lười bú mẹ, khiến trẻ không hấp thụ các chất dinh dưỡng và dẫn đến táo bón.
  • Chậm tăng cân và phát triển chiều cao: Khi thấy trẻ xuất hiện biểu hiện này thì có thể bé bị táo bón. Hấp thu không đủ dinh dưỡng khiến trẻ chậm tăng cân, chiều cao và khó đào thải phân ra ngoài cơ thể.

3. Các nguyên nhân dẫn đến táo bón ở trẻ sơ sinh

Tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh thường bắt nguồn từ dinh dưỡng của mẹ. Mẹ ăn uống không khoa học sẽ làm ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ khiến bé bị táo bón. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân dẫn đến táo bón ở trẻ sơ sinh như:

  • Do trẻ uống sữa công thức:

Trẻ sơ sinh khi mẹ cho dùng sữa công thức quá sớm cũng sẽ dẫn đến hiện tượng táo bón. Bởi vì bé còn quá nhỏ, chưa phát triển hoàn thiện nên khi sử dụng sữa công thức bé sẽ khó tiêu hóa được. Đồng thời, sữa công thức đòi hỏi mẹ cần phải pha đúng tỉ lệ nếu không thì nguy cơ trẻ bị táo bón là không thể tránh khỏi.

Trẻ sơ sinh táo bón do sử dụng sữa công thức

Trẻ sơ sinh táo bón do sử dụng sữa công thức

  • Do trẻ ăn dặm

Đây cũng là nguyên nhân gây táo bón ở trẻ sơ sinh. Bởi vì, thay đổi thức ăn quá nhanh khiến bé khó hấp thu và không kịp làm quen. Những thực phẩm ăn dặm giàu chất đạm mà lại thiếu đi chất xơ sẽ khiến bé dễ dàng bị táo bón

  • Do chế độ ăn uống của mẹ

Sữa mẹ là nguồn thức ăn quý giá cho trẻ sơ sinh trong 6 tháng đầu đời. Vì thế, chế độ ăn uống của mẹ trong thời kỳ cho con bú ảnh hưởng rất nhiều đối với dinh dưỡng của trẻ. Việc mẹ sau sinh, đang cho con bú bổ sung ít chất xơ, ăn nhiều đồ dầu mỡ, cay nóng khiến các chất dinh dưỡng nạp vào trong cơ thể bé khó khăn hơn. Điều này khiến bé dễ dàng mắc chứng táo bón.

4. Điều trị táo bón ở trẻ sơ sinh

Táo bón khiến bé cảm thấy khó chịu, ít bú mẹ, tăng cân chậm, ngủ không ngon giấc, hay quấy khóc,… Vì vậy, để chấm dứt tình trạng táo bón, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng.

4.1 Thay đổi chế độ dinh dưỡng cho mẹ

Nếu mẹ ăn uống không đủ các chất dinh dưỡng sẽ khiến sức đề kháng của bé bị yếu và dễ mắc táo bón. Do vậy, mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng sau khi con bị táo bón.

  • Chất xơ: khoai lang, cà rốt, súp lơ xanh,… là những thực phẩm giàu chất xơ. Cơ thể cung cấp đầy đủ các chất xơ sẽ giúp việc tiêu hóa dễ dàng hơn, từ đó ngăn ngừa chứng táo bón.
  • Vitamin: các loại rau củ như rau dền, mồng tơi, bắp cải,… chứa rất nhiều vitamin. Không chỉ hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt mà còn giúp thanh nhiệt cơ thể, giảm tình trạng táo bón ở bé.
  • Uống đủ nước: mẹ nên uống 2 lít nước mỗi ngày sẽ giúp bé có đầy đủ nước, ngăn ngừa tình trạng táo bón. Bên cạnh đó, việc uống đủ nước khiến da mẹ đẹp hơn, thanh lọc cơ thể.

>>>Xem thêm: 8 thực đơn ăn uống dành cho phụ nữ sau sinh

4.2 Massage bụng cho trẻ sơ sinh

Massage bụng cho bé thường xuyên

Massage bụng cho trẻ sơ sinh mỗi ngày

Massage bụng cho trẻ khi bị táo bón sẽ làm giảm những cơn đau nhanh chóng. Mẹ cần massage cho trẻ sau khi ăn ít nhất 1 giờ đồng hồ. Khi tiến hành massage, mẹ nên dùng tinh dầu massage để giúp bàn tay mẹ di chuyển dễ dàng và tạo cảm giác dễ chịu cho bé.

Hướng dẫn cách massage bụng cho bé:

Dùng ngón tay trỏ và ngón tay giữa đặt vào gần rốn bé.

  • Ấn nhẹ nhàng và xoay vòng tròn tại vị trí rốn.
  • Sau đó, dần dần mở rộng ra các vùng xung quanh với các ngón tay còn lại.
  • Di chuyển nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ
  • Thực hiện động tác này trong khoảng 15 phút, sẽ giúp bé giảm đau bụng và cảm thấy dễ chịu hơn.

Hy vọng, với những chia sẻ của Betimum, mẹ đã hiểu hơn về chứng táo bón ở trẻ sơ sinh. Táo bón ở trẻ sơ sinh không khó để điều trị nhưng mẹ cần sớm tìm ra nguyên nhân và các dấu hiệu để có cách điều trị bệnh kịp thời. Vì vậy, các mẹ đừng nên bỏ qua dấu hiệu nhỏ nào của biểu hiện táo bón. Nếu mẹ còn băn khoăn, thắc mắc về vấn đề chăm sóc trẻ sơ sinh, hãy ghé thăm trang Fanpage của Betimum mỗi ngày mẹ nhé!

Chúc các mẹ thành công trên con đường nuôi con bằng sữa mẹ.