Trẻ nhỏ bị sổ mũi phải là sao? Cách chăm sóc trẻ bị sổ mũi không cần dùng thuốc

0
776

Trẻ nhỏ bị sổ mũi là một trong những dấu hiệu bắt đầu cho bệnh cảm cúm. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến khó chịu và ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Vì vậy, mẹ cần đưa ra biện pháp xử lý an toàn và hiệu quả nhất cho trẻ.

Trẻ nhỏ thường có sức đề kháng non yếu. Chính vì thế, trẻ thường gặp các triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm chăm sóc cho trẻ bị sổ mũi. Do vậy, hôm nay Betimum sẽ đưa ra những thông tin hữu ích về mẹ chăm sóc trẻ nhỏ bị nghẹt mũi tại nhà. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

Trẻ nhỏ bị sổ mũi có nguy hiểm không?

Khi thay đổi thời tiết cũng chính là thời điểm trẻ nhỏ hay mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Điển hình nhất là sổ mũi, nghẹt mũi dẫn đến khó thở. Tuy nhiên, cũng có một vài nguyên nhân khác dẫn đến trẻ nhỏ bị sổ mũi là do bị dị ứng hay cảm lạnh.

Nguyên nhân trẻ bị sổ mũi thường do thay đổi thời tiết

Có thể nói, sổ mũi là biểu hiện phổ biến ở trẻ nhỏ. Tuy không quá nghiêm trọng nhưng sẽ khiến trẻ khó chịu. Khi bị nghẹt mũi, sổ mũi trẻ thường biếng ăn, quấy khóc. Nếu không được điều trị dứt điểm thì dẫn đến viêm họng, viêm tai giữa hay viêm phế quản.

Nếu mức độ nghẹt mũi hay chảy nước mũi ở trẻ không quá nặng. Không ảnh hưởng đến việc ăn và ngủ của trẻ thì cha mẹ không cần quá lo lắng nhiều đâu nhé. Mẹ chỉ cần chú ý giữ ấm cơ thể cho trẻ hoặc sử dụng nước muối sinh lý nhỏ mũi là có thể dứt tình trạng sổ mũi ở trẻ. Còn nếu trẻ bị sốt cao, tiêu chảy, buồn nôn… thì cần phải được xử trí bằng các loại thuốc. Tuy nhiên hãy hỏi ý kiến của các y bác sĩ trước khi dùng nhé mẹ.

Biểu hiện nào cho thấy trẻ bị sổ mũi?

Mẹ có thể dễ dàng nhận ra các biểu hiện của trẻ nhỏ bị sổ mũi, nghẹt mũi. Thông thường, trẻ bị sổ mũi sẽ thấy dịch mũi chảy ra và kèm theo hắt hơi. Tuy nhiên ở một số trường hợp khác thì có thể thấy chảy nước mũi màu xanh, hoặc nước mũi xanh đặc. Và trường hợp nghiêm trọng hơn là dẫn đến nhiễm khuẩn ở khoang mũi. Lúc nào sẽ có mủ hoặc dịch xanh đặc ở mũi chảy ra. Mẹ cần chú ý đến vấn đề này để có biện pháp xử lý kịp thời.

Nếu không điều trị dứt điểm sổ mũi ở trẻ sẽ dẫn đến nhiễm khuẩn ở khoang mũi

Trẻ nhỏ bị sổ mũi cần phải làm gì?

Có rất nhiều bậc phụ huynh băn khoăn không biết cho trẻ uống thuốc gì khi bị sổ mũi. Tuy nhiên, đây là dấu hiệu phổ biến thường xuất ở trẻ nên mẹ đừng có quá lạm dụng đến thuốc khi trẻ bị sổ mũi. Chúng ta có thể xử trí trẻ bị nghẹt mũi bằng một vào phương pháp vật lý mà không cần đến thuốc. Một số phương pháp cụ thể như:

Dùng dụng cụ hút mũi và nước muối sinh lý

Đây là dụng cụ chuyên dụng để hút dịch mũi cho trẻ nhỏ bị sổ mũi. Trước khi hút thì mẹ nên dùng nước mũi sinh lý để làm giảm lượng dịch nhầy trong mũi tiết ra. Và sau đó, tiếp tục sử dụng dụng cụ hút mũi để hút sạch nước mũi.

Để thực hiện được cách này thì mẹ hãy thực hiện theo hướng dẫn sau:

– Đặt trẻ nằm ngửa và cho đầu nằm thấp hơn chân.

– Nhẹ nhàng nhỏ từ 1-2 giọt nước muối sinh lý vào hai bên mũi của trẻ.

– Để một vài phút thì sử dụng dụng cụ hút mũi để lấy hết các dịch nhầy có bên trong mũi trẻ.

Tắm cho trẻ nhỏ bằng nước gừng ấm

Tắm cho trẻ bằng nước gừng ấm

Chắc hẳn, có nhiều mẹ vẫn chưa biết đến phương pháp này. Khi tắm bằng nước gừng, hơi nước từ gừng ấm sẽ làm lỏng dịch mũi. Như vậy trẻ sẽ dễ xì mũi ra hơn hoặc mẹ cũng dễ lấy dịch mũi cho trẻ bằng dụng cụ hút đơn giản hơn rất nhiều.

Bên cạnh đó mẹ cũng nên dùng một chút dầu tràm xoa nhẹ vào lòng bàn chân của trẻ một vài phút. Tiếp đó xoa dầu vào lưng và ngực trước của trẻ để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn. Ngoài ra, mẹ cũng nên chú ý xỏ tất cho trẻ trước khi đi ngủ nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Massage mũi cho trẻ

Khi trẻ bị sổ mũi, mẹ hãy massage cho trẻ thường xuyên. Làm cách này sẽ giúp khoang mũi dễ chịu hơn rất nhiều. Đây cũng là bí quyết giúp trẻ hết sổ mũi, nghẹt mũi mà được nhiều mẹ sử dụng.

Nếu thấy trẻ nhỏ bị sổ mũi, nghẹt mũi, khó thở thì mẹ hãy dùng ngón tay trỏ bấm vào huyệt ở hai bên cánh mũi day day nhẹ vào phút. Mỗi ngày chỉ cần làm từ 3-4 lần, trẻ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể dùng ngón cái hoặc ngón trỏ vuốt nhẹ nhàng lên sát hai bên sống mũi. Thực hiện cũng từ 3-4 lần trong nhiều ngày sẽ thấy hiệu quả thay đổi rõ rệt.

Như vậy, bài viết trên đã đưa ra những thông tin hữu ích về dấu hiệu trẻ nhỏ bị sổ mũi. Các mẹ hãy lưu lại để dùng khi cần thiết nhé. Và mẹ nào đang nuôi trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ mà trong tình trạng ít sữa, mất sữa, tắc tia sữa sau sinh. Thì hãy tham khảo viên uống lợi sữa của Betimum để giúp sớm mang về nguồn sữa dồi dào cho con yêu nhé.