3 Cách giúp mẹ phòng tránh tắc tia sữa

0
4318
3 cách phòng tắc tia sữa

Tắc tia sữa là hiện tượng bầu ngực căng cứng, rất đau và khó chịu. Hiện tượng này khá phổ biến đối với những bà mẹ sau sinh, đặc biệt là người lần đầu làm mẹ. Tắc tia sữa không có giải pháp điều trị kịp thời sẽ dẫn đến áp xe vú rất nghiêm trọng. Vậy, nguyên nhân, nào dẫn đến tắc tia sữa? Có cách nào phòng tránh tắc tia sữa không? Bài viết sau đây mách các mẹ ba cách phòng tránh tắc tia sữa hiệu quả.

1. Các biểu hiện tắc tia sữa

Tắc tia sữa được hiểu đơn giản là bầu ngực căng cứng, gây đau đớn và khó chịu. Khi các mẹ xuất hiện các biểu hiện của bệnh thì cần nhanh chóng tìm cách khắc phục kịp thời. Tránh để lâu gây ra biến chứng áp xe bầu vú, viêm tuyến vú và làm ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và con. Dưới đây là một số biểu hiện của tắc tia sữa:

Bầu ngực to hơn bình thường, căng cứng và đau nhức

Bầu ngực to hơn bình thường, căng cứng và đau nhức

  • Phụ nữ sau sinh sẽ thấy bầu ngực to hơn bình thường và căng tức, đau rát, khó chịu.
  • Mẹ tắc tia sữa còn cảm thấy có các biểu hiện sốt cao, nhức đầu mệt mỏi và đau bầu ngực
  • Khi sờ vào sẽ thấy những cục cứng ghề ghề và thấy rất đau nhức
  • Khi bé bú hoặc dùng tay vắt sữa không thấy giọt sữa nào chảy ra

2. Những nguyên nhân dẫn đến tắc tia sữa

Khi các hiện tượng tắc tia sữa xảy ra, cần đưa có giải pháp xử lý điều trị ngay. Tránh để tình trạng này tiếp diễn lâu ngày sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tắc sữa, thiếu sữa, và mất sữa ở mẹ. Dưới đây là một nguyên nhân gây tắc tia sữa ở mẹ:

  • Không vắt sữa dư thừa: Lượng sữa bé bú không hết trong mỗi cữ bú nếu không vắt ra sẽ ứ đọng lại trong bầu ngực, căng cứng và gây ra hiện tượng tắc tia sữa.
  • Không cho bé bú sớm: Trong những ngày đầu sau khi sinh, sữa mẹ rất đặc và giàu các chất dinh dưỡng. Đây cũng là nguyên nhân gây ra tắc tia sữa ở mẹ

Không cho bé ti mẹ sớm cũng là nguyên nhân tắc tia sữa

Không cho bé ti mẹ sớm cũng là nguyên nhân tắc tia sữa

  • Căng thẳng: Mẹ sau sinh bị stress, căng thẳng thần kinh hoặc có chế độ nghỉ ngơi không hợp lý cũng làm tăng nguy cơ gây ra hiện tượng tắc tia sữa
  • Phẫu thuật ngực: Một số trường hợp mẹ xạ trị hoặc đi nâng ngực cũng gây ra tắc tia sữa
  • Không vệ sinh bầu ngực sạch sẽ: Các loại vi khuẩn sẽ xâm nhập vào đầu vú nếu mẹ không vệ sinh đầu ti sạch sẽ. Khi vi khuẩn xâm nhập vào đường ống sữa sẽ làm cản trở sữa tiết ra ngoài và dẫn đến tắc tia sữa
  • Mẹ bị sốt hay cảm cúm cũng sẽ khiến ống dẫn sữa khó lưu thông

3. Cách chữa tắc tia sữa tại nhà

Khi đã xác định được nguyên nhân gây ra tắc tia sữa cần đưa phương pháp điều trị kịp thời. Dưới đây là một số cách chữa tắc tia sữa tại nhà được nhiều mẹ áp dụng và mang lại kết quả cao.

3.1 Massage bầu ngực

Dùng tay đè lên bầu ngực đang bị tắc sữa và massage nhẹ nhàng hướng từ bầu ngực rồi chuyển dần về phía đầu ti
Dùng hai bàn tay nắn bóp và xoa nhẹ nhàng bầu ngực khoảng 20 – 30 giây và dịch dần về phía quầng vú
Thời điểm thích hợp để massage bầu ngực đó là trong và sau khi cho con bú

3.2 Vắt sữa bằng tay hoặc bằng máy

Tắc tia sữa sử dụng máy vắt sữa bằng tay để hút sữa

Dùng máy vắt sữa bằng tay để hút sữa

Dùng tay vắt lượng sữa dư thừa, tồn đọng trong bầu ngực sẽ làm tan rã các vị trí sữa đông cứng. Cách này sẽ có tác dụng đối với trường hợp mẹ bị tắc tia sữa ở mức độ nhẹ.

Nên dùng máy hút sữa ngay khi mẹ có dấu hiệu cương tức bầu ngực. Khi bé không có nhu cầu bú thì dùng máy hút lượng sữa tồn đọng trong bầu ngực. Mẹ nên chọn máy hút sữa có lực mạnh và nên nhớ massage bầu ngực nhẹ nhàng trước khi hút sữa bằng máy nhé.

Ngoài ra, mẹ hay tham khảo thêm một số sản phẩm có tác dụng chữa tắc tia sữa như sản phẩm của BetimumBetimum M. Betimum có tác dụng hiệu quả chỉ sau 1 – 3 ngày đầu sử dụng.

4. Ba cách phòng tránh tắc tia sữa

Sữa mẹ giàu dinh dưỡng và đảm bảo sự phát triển toàn diện của bé sau này. Do vậy, mẹ đang trong thời kỳ cho con bú cần có những phương pháp phòng tránh tắc tia sữa để giúp con luôn có nguồn sữa dồi dào và lớn khỏe mỗi ngày. Mẹ có thể tham khảo 3 cách phòng chống tia sữa sau:

4.1 Vệ sinh đầu ti sạch sẽ

Luôn phải vệ sinh đầu ti thật sạch sẽ, nhất là ở kẽ các núm bú. Dùng khăn bông sạch lau đầu vú nhẹ nhàng và vắt sạch sữa khi bé bú mẹ xong.

Trong quá trình vắt sữa thì nên massage bầu ngực nhẹ nhàng. Thực hiện mỗi ngày sẽ tránh được tình trạng tắc tia sữa.

4.2 Giữ tinh thần thoải mái

Mẹ sau khi sinh cần giữ tinh thần lạc quan, thoải mái sẽ hỗ trợ tuyến sữa hoạt động tốt hơn. Đồng thời, cũng nên bổ sung một số thực phẩm lợi sữa sẽ tăng cường lượng sữa nhiều, ngon cho bé và nhanh chóng hồi phục sức khỏe, tinh thần cho mẹ.

4.3 Cho bé bú thường xuyên

Mẹ cần cho bé bú đúng cữ, đúng giờ. Mỗi cữ bú không dài quá 4 tiếng, mỗi lần bú khoảng 10 – 15 phút là đủ cho bé. Không để trẻ vừa ngậm ti mẹ vừa ngủ để tránh gây tắc sữa cho mẹ.
Trong trường hợp bé không bú hết lượng sữa mẹ tiết ra, cần nhanh chóng dùng tay hoặc máy vắt lượng sữa dư thừa ra ngoài.

>>>Xem thêm: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh tắc tia sữa

Hy vọng, với 3 cách phòng tránh tắc tia sữa nêu trên sẽ giúp ích nhiều cho những mẹ đang cho con bú, đặc biệt những mẹ đang trong tình trạng tắc tia sữa. Sữa mẹ luôn đặc biệt nhất đối với con nhỏ. Do đó, đừng để tắc sữa ảnh hưởng đến sự lớn khỏe của con mẹ nhé!