Gạt bay nỗi lo thiếu sữa nhờ biết ăn uống đúng cách

0
1003
Nỗi lo của mẹ sau sinh thiếu sữa

Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong những tháng đầu đời là mong muốn của hầu hết mẹ sau sinh. Tuy nhiên không phải ai cũng làm được điều này bởi tình trạng thiếu sữa đang diễn ra khá phổ biến ở các mẹ sau sinh. Tìm hiểu nguyên nhân gây thiếu sữa để có giải pháp xử lý kịp thời là điều mẹ cần làm ngay bây giờ!

1. Nguyên nhân gây thiếu sữa

Thiếu sữa có thể bị gây ra do chính cơ địa của người mẹ nhưng cũng có thể do các tác nhân khác như cách bé bú, cách ăn uống của mẹ… Cụ thể như sau:

  • Bé bú ít làm cữ bú giảm đi
  • Ngực của mẹ có ít mô tạo sữa (nguyên nhân này thì mẹ phải đi khám mới phát hiện được).
  • Mẹ từng phẫu thuật ngực, ví dụ như nâng ngực, thu nhỏ ngực, xạ trị.
  • Mẹ có tâm trạng căng thẳng, mệt mỏi không được nghỉ ngơi đủ sau sinh gây ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa, dẫn đến thiếu sữa cho con bú.
  • Mẹ ăn uống không chất, quá kiêng khem trong thời gian ở cữ hoặc giảm cân sau sinh quá sớm, không đủ dinh dưỡng cung cấp cho quy trình tiết sữa nên bị thiếu sữa, sữa loãng.
  • Mẹ sinh mổ phải dùng kháng sinh cũng ảnh hưởng đến sự tiết sữa.
  • Các bệnh về tuyến vú hoặc bất kỳ bệnh lý nào mà mẹ chưa phát hiện ra.

Căng thẳng, mệt mỏi là nguyên nhân khiến mẹ thiếu sữa sau sinh

Căng thẳng, mệt mỏi là nguyên nhân khiến mẹ thiếu sữa sau sinh

Từ những nguyên nhân trên, mẹ có thể rút ra một vài phương pháp gọi sữa về hiệu quả, giải quyết tình trạng ít sữa như sau:

dd- Duy trì tâm lý thoải mái, ổn định trong thời gian nuôi con

– Vắt cạn sữa nếu con bú thừa

– Hướng dẫn con ngậm bắt núm vú đúng cách

– Giữ khoảng cách giữa các cữ bú đủ lâu để con bú được nhiều hơn

– Ăn uống thực phẩm lợi sữa, đủ chất dinh dưỡng

2. Ăn gì khi thiếu sữa?

Hơn tất cả các phương pháp gọi sữa khác, mẹ thiếu sữa cần ăn uống đủ chất, ưu tiên các món lợi sữa trong thực đơn hàng ngày. Như vậy, không chỉ giúp sữa về nhiều mà còn giúp mẹ có đủ dinh dưỡng để hồi phục sức khỏe sau kỳ vượt cạn đầy gian nan.

Các loại rau củ lợi sữa

Một số loại rau củ lợi sữa thông dụng mẹ hoàn toàn có thể ăn hàng ngày như cà rốt, rau khoai lang, rau ngót, rau thì là, giá đỗ, các loại đậu đỗ, rau đay, rau mồng tơi

Ngoài ra để đổi món mẹ cũng có thể ăn rong biển, ngó sen, hoa bí, măng tây.

Bổ sung các loại rau lợi sữa là việc làm cần thiết khi mẹ thiếu sữa

Bổ sung các loại rau lợi sữa là việc làm cần thiết khi mẹ thiếu sữa

Các loại quả lợi sữa

Các loại quả dùng để nấu ăn như mướp đắng, sung, bí đỏ, cà chua cũng sẽ giúp mẹ giải quyết tình trạng thiếu sữa khá hiệu quả. Bên cạnh đó các loại trái cây lợi sữa mẹ nên ăn như chuối tiêu, bơ, dâu tây, hồng xiêm, cam, đu đủ, vú sữa, táo…

Các món ăn lợi sữa

Để mẹ khỏi mất công suy nghĩ thực đơn, Betimum gợi ý cho mẹ một số món ăn đánh bay tình trạng thiếu sữa?: Chân giò hầm lạc, chân giò hầm sung, canh rau ngót thịt bò, chè mè đen nấu đường phèn, cháo cá chép, canh móng giò và thông thảo, bí đỏ nấu sườn, rong biển nấu thịt băm…

3. Uống gì khi thiếu sữa?

Mẹ vẫn biết có đến 80-90% sữa mẹ là nước. Uống nhiều nước sẽ giúp mẹ có nhiều sữa hơn. Để không bao giờ lo thiếu sữa mẹ nên uống các loại nước lợi sữa thay cho nước lọc hàng ngày như:

Nước lá đinh lăng

Lá đinh lăng tươi thì mẹ cần đun nước uống, còn lá đinh lăng đã sao khô thì mẹ chỉ cần hãm như hãm trà

Bổ sung các loại rau lợi sữa là việc làm cần thiết khi mẹ thiếu sữa

Uống các loại nước lợi sữa sẽ đánh bay nỗi lo thiếu sữa của mẹ

Nước gạo lứt rang

Gạo lứt rang thơm, xay thành bột. Mỗi lần uống mẹ lấy bột pha với nước ấm. Loại nước này rất phù hợp với các mẹ có nhu cầu giảm cân nhé!

Nước mè đen

Làm tương tự như nước gạo lứt rang. Tuy nhiên khi uống mẹ có thể thêm đường hay sữa đặc để dễ uống hơn.

Betimum

Betimum không chỉ giúp mẹ gọi sữa về nhiều, giải quyết tình trạng thiếu sữa chỉ từ 3-5 ngày mà còn giúp tăng chất lượng sữa mẹ nên dùng bởi sản phẩm có chứa các khoáng chất hữu cơ tổng hợp từ các thảo dược quý như cỏ cà ri, thiên môn chùm, kế sữa…

Hy vọng với những thông tin bổ ích trên đã phần nào giúp mẹ không còn lo lắng thiếu sữa không đủ cho bé bú nữa. Chúc mẹ lúc nào cũng tràn đầy sữa cho bé tha hồ tu ti nhé!