Ít sữa dần sau sinh – Nỗi ám ảnh của mọi bà mẹ

0
1526
Ít sữa sau sinh

Ngày càng có nhiều trẻ dưới 6 tháng tuổi phải ăn sữa công thức thay vì sữa mẹ chỉ bởi nguyên nhân mẹ bị ít sữa dần sau sinh. Nếu không giải quyết tình trạng ít sữa nhanh chóng thì mất sữa là việc sớm muộn sẽ xảy ra.

1. Nguyên nhân gây ít sữa

Có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ bị ít sữa. Tuy nhiên, dưới đây là những nguyên nhân phổ biến các mẹ sau sinh cần lưu ý.

  • Mẹ ăn không đủ chất dinh dưỡng
  • Mẹ ăn phải thực phẩm gây ít sữa

Mẹ nên tránh các thực phẩm gây ít sữa

Mẹ nên tránh các thực phẩm gây ít sữa

  • Mẹ mắc bệnh liên quan đến tuyến vú
  • Tinh thần căng thẳng, mệt mỏi kéo dài
  • Mẹ cho con ăn sữa công thức sớm, từ khi sữa mẹ vẫn còn nhiều
  • Bé bú ít trong mỗi cữ
  • Mẹ lạm dụng ti giả khiến bé chê ti mẹ
  • Mẹ phải dùng kháng sinh ảnh hưởng đến sữa mẹ

2. Biểu hiện ít sữa

Ngoại trừ các bé bú bình thì rất khó để mẹ đong đếm chính xác lượng sữa bé đã bú. Do vậy cũng khó để phán đoán rằng bé bú đủ no hay không. Mẹ cần nắm được những biểu hiện ít sữa dưới đây để phát hiện sớm nhất:

  • Thời gian bé bú quá ngắn hoặc quá dài

Thời gian mỗi bé bú là khác nhau nhưng trung bình mỗi cữ bú sẽ kéo dài từ 10-20p. Nếu bé bú quá ngắn (dưới 10 phút) hoặc quá lâu (trên 1 giờ) thì nguyên nhân có thể là do mẹ ít sữa nên bé bú không đủ no.

  • Số tã ướt, tã bẩn ít

Đây là dấu hiệu ít sữa được các bác sĩ cho là cách nhận biết đơn giản nhất. Bố mẹ nên đếm số tã bẩn, tã ướt hàng ngày của con. Nếu bỗng số lượng tã bẩn, tã uớt giảm trong vài ngày cùng với các dấu hiệu khác đi kèm thì chắc chắn mẹ đã bị ít sữa rồi đó.

  • Bé chậm tăng cân so với tiêu chuẩn

Tuy việc chậm tăng cân có thể do hệ tiêu hóa hay khả năng hấp thụ của bé chưa tốt nhưng mẹ ít sữa không đủ cho bé bú vẫn là nguyên nhân chủ yếu.

Bé chậm tăng cân cũng có thể do mẹ ít sữa

Bé chậm tăng cân cũng có thể do mẹ ít sữa

  • Sữa tiết ra không tăng sau nhiều ngày

Khi mới sinh, cơ thể người mẹ chưa tiết ra nhiều sữa. Mẹ chỉ có một ít sữa non màu vàng đục với lượng dinh dưỡng tuyệt vời.

Đến 3-4 ngày tiếp theo, sữa mẹ nhiều hơn, có màu trắng đục và có nhiều dinh dưỡng hơn. Nếu mẹ thấy sữa không tăng lên sau nhiều ngày sau sinh thì nghĩa là mẹ không đủ sữa cho con.

Tuy nhiên, để tránh nhận biết sai dấu hiệu thiếu sữa dẫn đến tâm trạng lo lắng của mẹ, ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa thì mẹ cần nắm được các dấu hiệu giả của việc thiếu sữa (tức là những dấu hiệu khiến mẹ lầm tưởng rằng mình bị thiếu sữa) dưới đây:

  • Bé hay mút như đang đói giữa các cữ bú:

Trẻ có thể mút khi mệt, chán hoặc chẳng vì lý do gì cả nên mẹ cần theo dõi và nhận định kỹ càng xem có phải bé đói hay không nhé!

  • Bé đòi bú nhiều hơn thường lệ:

Trẻ sơ sinh thường bú 2-3 giờ một lần. Trong 3 tháng đầu đời, có những giai đoạn bé tăng trưởng mạnh cần bú nhiều hơn để đáp ứng sự phát triển nhanh của cơ thể. Những thời điểm đó bé sẽ đòi bú nhiều hơn, có thể khiến mẹ lo lắng rằng mình đnag ít sữa.

  • Bé có vẻ đói ngay sau cữ bú

Trẻ sơ sinh có nhu cầu mút khá lớn. Mẹ căng sữa khiến bé bú no trước khi thỏa mãn “nhu cầu mút” của mình. Khi đó, dù đã kết thúc cữ bú bé vẫn còn mút mát môi khiến mẹ lầm tưởng mình ít sữa khiến bé bú chưa đủ no.

  • Bé bú cạn bình sữa sau khi bú mẹ

Em bé sinh ra có phản xạ mút ngay khi có lực tác động vào vòm miệng. Phản xạ này có thể duy trì đến khi bé được 3-4 tháng tuổi. Do vậy việc bé bú bình ngay sau khi bú mẹ chưa chắc đã là biểu hiện cho thấy bé bú chưa đủ no.

Bé bú bình thêm sau khi bú mẹ

Bé bú bình thêm sau khi bú mẹ

  • Bầu vú mẹ ít căng và không rỉ sữa

Bầu ngực mẹ căng thường xuyên và hay rỉ sữa là do sữa mẹ được sản xuất nhiều hơn nhu cầu của con. Khi cơ thể mẹ tự điều chỉnh lượng sữa sản xuất ra theo nhu cầu của con thì bầu ngực mẹ sẽ ít căng hơn và hiếm khi rỉ sữa. Do vậy mẹ đừng lầm tưởng đây là biểu hiện ít sữa.

  • Bé ít tăng cân hơn so với kỳ vọng của mẹ

Mọi sự phát triển của bé mẹ cần so sánh với bảng tiêu chuẩn và lời khuyên của bác sĩ. Mẹ tuyệt đối không dùng cảm tính, so sánh sự phát triển của con so với kỳ vọng của bản thân hay so sánh với “con nhà người ta” nhé! Hơn nữa, mẹ cũng cần biết tại các thời điểm khác nhau (bé no hay đói, đã ị hay chưa ị, mặc nhiều hay ít quần áo…) thì bé sẽ có cân nặng khác nhau.

3. Phương pháp gọi sữa về khi mẹ ít sữa

  • Bổ sung dinh dưỡng để cung cấp cho việc sản xuất sữa

Đây là giải pháp quan trọng và ưu tiên hàng đầu cần được thực hiện khi mẹ bị ít sữa. Chỉ khi mẹ bổ sung đủ dinh dưỡng thì tuyến sữa mới hoạt động hiệu quả nhất.

Ăn đủ chất để vượt qua giai đoạn ít sữa là việc làm cần thiết

Ăn đủ chất để vượt qua giai đoạn ít sữa là việc làm cần thiết

  • Nghỉ ngơi và thư giãn tinh thần

Mẹ cần luôn giữ tinh thần thư thái, ngủ đủ giấc, không quá áp lực về vấn đề ít sữa để sữa mẹ được sản xuất nhịp nhàng hơn. Khi mẹ căng thẳng sẽ ức chế sự tiết hormone oxytocin và làm giảm sữa mẹ đáng kể.

  • Uống nhiều nước

Mẹ cần bổ sung nhiều nước để đẩy nhanh quá trình sản xuất sữa. Những loại nước lợi sữa như nước lá đinh lăng, nước gạo lứt rang… sẽ giúp mẹ vượt qua giai đoạn ít sữa nhanh hơn.

  • Cắt bỏ thực phẩm gây ít sữa trong thực đơn hàng ngày

Một vài thực phẩm phổ biến hay được ăn uống hàng ngày như cải bắp, cà phê, nước ngọt có ga, dưa – cà muối chua… là những thực phẩm gây mất sữa mẹ cần tránh xa.

  • Điều chỉnh cữ bú

Với những trẻ ngủ nhiều quên bú thì mẹ cần cho bé bú thường xuyên hơn, không đợi trẻ khóc mới cho bú. Với những trẻ bú lắt nhắt thì mẹ cần giãn cữ bú, để bé tăng lượng sữa mỗi cữ bú, qua đó giải quyết được tình trạng ít sữa của mẹ.

  • Sử dụng sản phẩm lợi sữa

Nhiều lúc, dù mẹ đã thực hiện đủ mọi cách nhưng vẫn không tìm được cách làm tăng lượng sữa mẹ hiệu quả. Nguyên nhân có thể là do mẹ ăn uống thiếu chất hoặc hấp thụ dinh dưỡng không tốt. Lúc này việc sử dụng một sản phẩm lợi sữa uy tín là khá cần thiết.

Betimum là sản phẩm lợi sữa đã được nhiều bà mẹ trải nghiệm và có hiệu quả sau 3-5 ngày sử dụng. Mẹ có thể tham khảo chi tiết tại website http://45.32.114.71/

Trên đây là những thông tin mẹ cần biết để phát hiện và giải quyết tình trạng ít sữa. Chúc mẹ luôn giữ nguồn sữa mẹ dồi dào cho con yêu!