Bật mí cách bảo quản sữa mẹ được lâu nhất

0
3507
Cách trữ sữa mẹ đơn giản

Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu? Sữa mẹ để ngoài được bao lâu? Đâu là cách bảo quản sữa mẹ tốt nhất? Chắc hẳn đây là điều mà mọi mẹ bầu và mẹ sau sinh đều băn khoăn. Trong bài viết này, Betimum sẽ giải đáp tất tần tật các thắc mắc quanh việc bảo quản sữa mẹ. Hy vọng mẹ sẽ chọn lọc được thông tin hữu ích nhất!

1. Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu?

Ai cũng biết rằng sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho con. Con được nhận toàn bộ dinh dưỡng khi bú mẹ trực tiếp. Thế nhưng không phải lúc nào mẹ cũng được ở gần con và kịp cho con bú. Vì thế, các bà mẹ cho con bú 100% sữa mẹ đã chọn vắt sữa cho con dùng dần.

Thế nhưng có một điều đáng lo ngại là sữa vắt ra ngoài để lâu sẽ mất tính an toàn. Sữa mẹ có toàn bộ dinh dưỡng và khoáng chất mà con cần. Trong đó, thành phần đường đặc biệt có lợi cho sự phát triển của bé. Nhưng cũng chính thành phần này nằm ngoài không khí sẽ nhanh lên men, khiến sữa mẹ bị thiu.

Không những thế, sữa mẹ rất dễ bị nhiễm khuẩn. Nếu không có cách bảo quản sữa mẹ hợp lý, sữa nhiễm khuẩn sẽ khiến con bị mắc bệnh. Dạ dày của con vô cùng non nớt. Con chưa thể chống đỡ lại những tác nhân gây hại ngoài môi trường.

Sữa mẹ để ngoài không khí rất dễ bị nhiễm khuẩn và ôi thiu

Sữa mẹ để ngoài không khí rất dễ bị nhiễm khuẩn và ôi thiu

Bởi vậy, mẹ cần ghi nhớ thời hạn của sữa mẹ ở điều kiện thường. Thông thường, mẹ nên trữ sữa ở mức nhiệt độ tương đương ngăn mát tủ lạnh. Để cho bé bú hết sữa này trong 18 tiếng là an toàn nhất. Còn nếu thời tiết tương đương 37 độ, tốt nhất là mẹ cho bé bú ngay trong vòng 25-30 phút. Trong trường hợp mẹ trữ đông sữa thì có thể bảo quản đến 3 tháng mà không có vấn đề gì.

>>> Xem thêm: 11 bí quyết nuôi con bằng sữa mẹ, giúp mẹ bầu nhàn tênh

2. Cách bảo quản sữa mẹ chính xác nhất

Tốt nhất là sau khi vắt sữa, mẹ trữ sữa trong túi nhựa kín hoặc lọ đựng rồi cất vào tủ lạnh. Đây là cách bảo quản sữa mẹ an toàn nhất mà các dưỡng chất trong sữa không mất đi. Ở điều kiện lạnh mát, sữa mẹ sẽ được bảo vệ khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn và lên men. Mẹ chỉ cần đảm bảo sữa đã được đậy kín là được. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên đánh dấu hoặc ghi rõ ngày, giờ vắt lên trên vỏ bình/túi sữa. Như vậy, mẹ có thể an tâm cho con bú trong đúng thời hạn.

Sữa mẹ đựng trong túi chứa hoặc bình sữa chuyên dụng là an toàn nhất

Sữa mẹ đựng trong túi chứa hoặc bình sữa chuyên dụng là an toàn nhất

Đặc biệt là trường hợp trữ đông sữa mẹ. Phải đảm bảo rằng sữa mẹ luôn được giữ trong môi trường đông đá. Có thể sẽ có lúc tủ lạnh bị hỏng hoặc mất điện đột ngột. Để đề phòng, mẹ cần trang bị thêm thùng chứa đông. Như vậy, khi có thay đổi bất thường, mẹ có thể tiếp tục trữ đông sữa mà không để sữa bị tan chảy.

3. Lưu ý khi cho con uống sữa mẹ sau bảo quản

Bên cạnh cách bảo quản sữa mẹ, mẹ cũng nên chú trọng cách cho con uống sữa sau bảo quản. Nếu như sữa để ở điều kiện môi trường bình thường, mẹ nên cho con bú càng sớm càng tốt. Chỉ cần không cho con uống sữa quá thời hạn nêu trên là được.

Còn với sữa đã được bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh, mẹ có thể cho con bú trong 18 giờ. Chỉ cần đem ngâm bình sữa vào bát nước 40 độ là con có thể uống được. Tuyệt đối không rã đông ở nhiệt độ phòng bình thường vì sẽ khiến sữa bị vi khuẩn xâm nhập.

Mẹ hãy ghi nhớ ngày, giờ vắt sữa để cho con bú hết trong thời gian sớm nhất

Mẹ hãy ghi nhớ ngày, giờ vắt sữa để cho con bú hết trong thời gian sớm nhất

Riêng với sữa trữ đông, mẹ không được ngâm bình sữa vào nước ấm ngay sau khi lấy ra khỏi tủ. Mẹ phải để sữa xuống ngăn mát cho sữa tan chảy, rã đông hết rồi mới hâm ấm sữa nhé!

Một điều đặc biệt quan trọng khác là mẹ không được cho sữa vào lò vi sóng để làm nóng. Việc thay đổi nhiệt độ bất thường sẽ khiến cho các cấu trúc trong sữa bị gãy. Sữa bị hỏng và sẽ vô cùng độc hại nếu cho con bú.

Trên đây là cách bảo quản và cho con bú sữa đã bảo quản ở điều kiện thường, trữ lạnh và đông đá. Mẹ có thể lưu lại bài viết hoặc ghi nhớ các mốc thời gian quan trọng đã nêu trong bài. Hy vọng mẹ có cách trữ sữa mẹ chính xác để con được hấp thụ nguồn sữa đầy dinh dưỡng và an toàn nhé!