Chảy nước mũi ở trẻ nhỏ là hiện tượng khá phổ biến, nhất là mỗi khi thời tiết thay đổi. Do đó, cha mẹ cần nắm vững các kiến thức cần thiết khi trẻ nhỏ bị chảy nước mũi. Hiểu và nắm rõ các nguyên nhân dẫn đến chảy nước mũi ở trẻ, cha mẹ sẽ có hướng điều trị kịp thời.
1. Nguyên nhân chảy nước mũi ở trẻ nhỏ
Thay đổi thời tiết là nguyên nhân dẫn đến chảy nước mũi ở trẻ nhỏ
Trẻ em có hệ miễn dịch chưa phát triển toàn diện. Chỉ cần thay đổi thời tiết nhẹ hoặc tiếp xúc với các loại vi khuẩn là trẻ bắt đầu có hiện tượng chảy nước mũi. Hiện tượng chảy nước mũi ở trẻ nhỏ có nhiều tác nhân gây ra. Dưới đây là các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chảy nước mũi ở trẻ. Cụ thể:
- Thay đổi thời tiết: Nhất là khi trời trở lạnh, mũi của trẻ sẽ phản ứng lại với không khí lạnh bên ngoài. Những mạch máu trong khoang mũi sản xuất ra dịch mũi nhiều hơn.
- Trẻ bị dị ứng: Khi tiếp xúc với phấn hoa, nước hoa hay lông động vật cũng khiến mũi trẻ bị dị ứng. Và lúc này, sẽ xuất hiện chảy nước mũi nhiều ở trẻ nhỏ. Nếu tình trạng dị ứng của trẻ trở nên nghiêm trọng hãy đưa trẻ đi khám ngay tại các cơ sở y tế.
- Trẻ bị cảm lạnh: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến là do bị các loại vi khuẩn, virus gây ra. Lúc này, mũi của trẻ sản xuất ra nhiều dịch mũi để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn vào phổi. Khi đó, dịch mũi chảy ra khỏi khoang mũi và dẫn đến hiện tượng chảy nước mũi.
- Viêm mũi: Đây cũng được coi là một trong những nguyên nhân dẫn đến chảy nước mũi cho trẻ nhỏ. Trường hợp này trẻ chỉ chảy nước mũi mà không kèm theo hiện tượng sốt.
2. Những biến chứng mà chảy nước mũi ở trẻ có thể gây ra
Chảy nước mũi ở trẻ dẫn đến viêm nhiễm đường hô hấp
Cha mẹ thường cho rằng, chảy nước mũi ở trẻ nhỏ là chuyện đương nhiên. Tuy nhiên, nếu không tìm hiểu kỹ nguyên nhân sẽ có thể khiến bé mắc một số bệnh lý nguy hiểm và mãn tính. Và điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Những biến chứng mà chảy nước mũi ở trẻ có thể xảy ra phải kể đến như:
- Viêm nhiễm đường hô hấp
- Nhiễm trùng khoang mũi
- Viêm phế quản cấp và mãn tính
- Viêm phổi
- Viêm xoang
Do đó, khi thấy trẻ xuất hiện triệu chứng chảy nước mũi, cha mẹ hãy xử trí nhanh chóng để đưa ra cách điều trị phù hợp. Đừng để lâu ngày, không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt mà còn gây ra các biến chứng về bệnh hô hấp khác. Vì vậy, cha mẹ đừng nên chủ quan nhé.
3. Mẹo trị chảy nước mũi cho trẻ
Hiện nay, mẹo trị chảy nước mũi ở trẻ nhỏ có rất nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, cách hiệu quả và an toàn nhất đó là nhỏ nước muối sinh lý, nằm cao đầu khi ngủ, và cho trẻ uống nhiều nước. Hãy cùng xem cụ thể 3 mẹo trị chảy nước mũi cho trẻ ở nội dung dưới đây.
3.1 Nhỏ nước muối sinh lý
Đây là cách trị chảy nước mũi cho trẻ khá phổ biến. Nước muối sinh lý an toàn nên khi xịt vào mũi trẻ sẽ giúp làm giảm dịch nhầy. Cha mẹ nên làm theo các bước sau đây:
- Để trẻ nằm ngửa và đầu hơi ngửa ra phía sau.
- Đối với trẻ dưới 1 tuổi nên nhỏ từ 1-2 giọt, đối với trẻ lớn hơn thì nên nhỏ 4-5 giọt.
- Để khoảng 30s cho nước thấm vào trong khoang mũi làm loãng đờm trong hốc mũi.
3.2 Nằm cao đầu khi ngủ
Gối cao đầu cho trẻ khi nằm ngủ
Tư thế ngủ cao đầu cũng sẽ giúp nước mũi chảy ngược vào trong gây ngạt mũi, khó thở. Thay vào nước mũi sẽ chảy ra ngoài giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Đây cũng là mẹo trị chảy nước mũi cho trẻ nhỏ được nhiều bậc phụ huynh áp dụng.
3.3 Cho trẻ uống nhiều nước
Cha mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước khi thấy trẻ bị chảy nước mũi. Bên cạnh đó cũng cần bổ sung thêm các loại nước ép trái cây, súp hoặc các loại thức ăn dạng lỏng để dịch mũi lỏng hơn và dễ vệ sinh hơn. Nếu trẻ còn đang trong thời kỳ bú mẹ thì cần cho trẻ bú nhiều lần hơn. Ngoài ra mẹ cũng cần hạn chế ăn những loại thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo.
Chảy nước mũi ở trẻ nhỏ tuy không quá nguy hiểm nhưng cha mẹ cũng đừng nên chủ quan. Hãy chăm sóc trẻ đúng cách, đừng để tình trạng chảy nước mũi ở trẻ kéo dài vì có thể dẫn đến viêm mũi, viêm phổi, viêm xoang mãn tính… Do đó, khi trẻ có các biểu hiện chảy nước mũi hãy nên đưa trẻ đến bệnh viện để được tư vấn cụ thể.