Tắc tia sữa – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách nhận biết

0
2979
Tắc sữa nguyên nhân dấu hiệu phòng tránh

1. Tắc tia sữa là gì?

Sữa ứ đọng, vón cục trong ống dẫn sữa

Sữa ứ đọng, vón cục trong ống dẫn sữa

Tắc tia sữa là hiện tượng sữa mẹ ứ đọng trong các ống dẫn sữa và không thể tiết ra bên ngoài đầu ti được. Hiện tượng này khiến bé gặp nhiều khó khăn trong quá trình mút sữa mẹ. Bên cạnh đó, tắc sữa còn ảnh hưởng đến quá trình sản xuất sữa trong bầu vú mẹ. Nếu không xử lý kịp thời, hiện tượng tắc tia sữa ngày càng nghiêm trọng hơn và có thể dẫn mẹ thiếu sữa hoặc mất sữa cho con bú. Mất nguồn sữa mẹ sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ sau này.

Tắc tia sữa sẽ dần hình thành nên những cục cứng do sữa ứ đọng bên trong bầu ngực. Hiện tượng khiến bầu ngực mẹ to hơn bình thường và có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên bầu vú mẹ. Tắc tia sữa ở mẹ sau sinh làm bầu vú căng tức, gây đau đớn, khó chịu . Trường hợp nặng hơn có thể khiến mẹ nhức đầu hoặc sốt cao. Hiện tượng tắc tia sữa nếu không tìm rõ nguyên nhân thì có thể dẫn đến biến chứng áp xe bầu vú gây nguy hiểm đến sức khỏe và sinh hoạt của mẹ.

2. Nguyên nhân gây tắc tia sữa

Tắc tia sữa ở phụ nữ sau sinh có nhiều nguyên nhân gây ra. Dù là nguyên nhân nào thì các mẹ cũng đừng xem nhẹ và bỏ qua nhé. Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu gây tắc tia sữa cho mẹ.

2.1 Không vệ sinh sạch sẽ núm ti

Đây là một trong những nguyên nhân chính gây nên hiện tượng tắc sữa ở mẹ sau sinh. Khi mẹ không vệ sinh sạch sẽ đầu ti trước và sau khi con bú sẽ khiến các vi khuẩn có hại xâm nhập vào đầu ti gây tắc nghẽn ống dẫn sữa. Những vi khuẩn này cũng góp phần làm giảm quá trình sản xuất sữa, cản trở tiến trình tiết sữa ra bên ngoài núm ti, khiến bé ti mẹ trở nên khó khăn hơn. Chính vì nguyên nhân này, mỗi lần cho bú mẹ cần vệ sinh đầu vú sạch sẽ bằng khăn mỏng và sạch để tránh vi khuẩn xâm nhập gây tắc tia sữa cho mẹ nhé.

2.2 Ngậm ti mẹ không đúng cách

Việc này khiến bé không nhận đủ nguồn sữa mẹ tiết ra. Do đó, ứ đọng sữa trong bầu vú mẹ gây nên tình trạng tắc tia sữa. Mẹ nên cho bé bú đúng tư thế, để bé nhận được lượng sữa mẹ nhiều hơn, đồng thời cũng tránh được tình trạng tắc sữa mẹ.

2.3 Mẹ bị cảm lạnh/sốt

Khi mẹ bị cảm cúm, cảm lạnh hay bị sốt cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tắc sữa mẹ. Hiện tượng này khiến các đường ống dẫn sữa bị tắc nghẽn, khó lưu thông. Ống dẫn sữa không thông sẽ dẫn đến việc sữa mẹ không thoát ra ngoài núm vú và điều này khiến bé không thể tiếp nhận được nguồn sữa mẹ. Với nguyên nhân này, mẹ cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế thăm khám để tìm cách điều trị phù hợp.

2.4 Mẹ sinh mổ

Mẹ sinh mổ cũng làm nguyên nhân gây tắc sữa. Sinh mổ sữa sẽ khó tiết ra hơn so với những mẹ sinh thường. Bởi vì, các mô ở tuyến bú không được giãn nở trong quá trình chuyển dạ sinh con.

2.4 Lượng sữa mẹ dư thừa quá nhiều

Một trong những nguyên nhân gây tắc tia sữa phải kể đến đó chính là lượng sữa mẹ dư thừa quá nhiều. Nếu sữa mẹ dư thừa quá nhiều trong bầu vú mà không được vắt hoặc hút ra sẽ ứ đọng. Việc này sẽ tạo nên những cục cứng cương tức trong bầu ngực mẹ do sữa đã được đông kết. Những cục cứng khiến mẹ đau nhức, khó chịu và có thể gây nhức đầu, sốt cao cho mẹ. Vì vậy, khi bé bú no mà không hết được lượng sữa mẹ đã tiết ra cần nhanh chóng dùng máy hoặc tay vắt sữa để tránh gây tắc sữa cho mẹ.

2.5 Mẹ stress sau sinh

Tâm trạng của mẹ sau sinh cũng là một phần nguyên nhân gây nên tắc tia sữa. Ức chế dây thần kinh, khiến mẹ căng thẳng quá mức cũng sẽ làm nghẽn các ống dẫn sữa và làm ngưng quá trình tiết sữa ra bên ngoài núm vú mẹ. Ngoài ra, stress sau sinh cũng làm giảm quá trình sản xuất sữa. Vì thế, mẹ sau sinh hãy giữ cơ thể luôn thoải mái để có nguồn sữa tốt nhất cho con yêu.

2.6 Không thường xuyên có bé bú

Giấc ngủ của bé quá dài hay mẹ đi làm xa không có thời gian cho con bú khiến lượng sữa không thoát ra, ứ đọng và cương cứng trong bầu ngực mẹ. Để lâu dẫn đến tắc các tia sữa gây đau nhức và khiến mẹ khó chịu.

3. Dấu hiệu tắc tia sữa

Nhận biết các dấu hiệu tắc tia sữa ở phụ nữ sau sinh không hề khó khăn. Hầu hết các trường hợp mẹ bị tắc sữa đều nổi những cục cứng trong bầu ngực rất dễ nhận biết. Chỉ cần sờ nhẹ vào ngực là cũng có thể nhận thấy rõ những cục cứng khó chịu này.

Tắc tia sữa, bầu ngực mẹ đau, cương cứng

Tắc tia sữa, bầu ngực mẹ đau, cương cứng

Khi bị tắc sữa, bầu ngực mẹ sẽ xuất hiện những dấu hiệu bất thường như:

  • Chỉ cần sờ nhẹ vào bầu ngực mẹ sẽ cảm nhận thấy những cục cứng của từng cục sữa nổi lên tại mỗi vị trí.
  • Bầu ngực cương lên, núm ti đỏ ửng
  • Bầu ngực to hơn bình thường, cương cứng và nặng nề
  • Đau nhức, khó chịu gây sốt nhẹ hoặc có thể sốt cao
  • Bé bú mẹ một lúc đã ngưng và hay quấy khóc

Nếu mẹ thấy xuất hiện những triệu chứng trên cần nhanh chóng đi khám và nhờ đến sự can thiệp của các bác sĩ để có cách chữa kịp thời. Tránh tình trạng để lâu dẫn đến viêm tuyến vú, nhiễm trùng vú, áp xe vú và nghiêm trọng hơn gây biến chứng u xơ tuyến vú.

4. Cách chữa tắc tia sữa

Khi xuất hiện các biểu hiện tắc tia sữa mẹ, việc đầu tiên mẹ cần phải làm đó chính là điều trị bệnh ngay tức thì để ngăn chặn những cơn đau nhức kéo dài gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Sau đây là một số phương pháp chữa tắc tia sữa được nhiều mẹ Việt sử dụng và mang lại hiệu quả cao.

4.1 Vắt sữa bằng tay

Phương pháp này sẽ phù hợp và hiệu quả nhất đối với những mẹ tắc tia sữa ở mức độ nhẹ. Chỉ cần massage bầu ngực nơi sữa đang bị tắc, vón cục trong khoảng 15 phút. Sữa đông kết sẽ dần tan ra và mẹ dùng tay vắt nhẹ nhàng. Sữa chảy ra sẽ khiến mẹ bớt khó chịu và cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều.

4.2 Vắt sữa bằng máy

Sau khi cho con bú xong, nếu thấy lượng sữa trong bầu ngực mẹ còn lượng khá nhiều thì cần vắt hết sữa ra. Lúc này, mẹ có thể dùng máy hút sữa để hút, nên dùng máy hút sữa bằng điện vì lực hút sẽ mạnh hơn rất nhiều.

Tắc tia sữa sử dụng máy vắt sữa bằng tay để hút sữa

Tắc tia sữa sử dụng máy vắt sữa bằng tay để hút sữa

4.3 Chườm nóng

Dùng nước nóng cho vào bình, quấn bên ngoài một lớp khăn mềm và mỏng. Áp chặt vào bầu ngực, nơi sữa đã đông kết thành những cục cứng. Vừa chườm nóng, mẹ cũng nên massage bầu ngực nhẹ nhàng để những cục sữa vón nhanh chóng tan ra. Lưu ý: không nên chườm quá nóng vì có thể gây bỏng da.

4.4 Massage bầu ngực

Mẹ nên massage bầu ngực trước, trong và sau khi con bú. Massage nhẹ nhàng xung quanh bầu ngực khoảng 30 giây. Sau đó, đè một lực lên bầu massage dần về hướng phía núm ti. Thực hiện mỗi ngày sẽ thấy bầu ngực dễ chịu hơn.

4.5 Dùng một số bài thuốc dân gian

Lá bồ công anh: Dùng lá bồ công anh tươi, rửa sạch và giã nhuyễn. Đun sôi cùng 150ml nước trong vòng 15 phút. Sau đó, dùng bã đắp lên bầu ngực căng cứng, còn phần nước bồ công anh dùng uống thay nước lọc trong ngày. Uống trong 5 ngày liên tiếp, sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ.

Lá đinh lăng: Dùng lá đinh lăng sao vàng sau đó đun thành nước uống mỗi ngày sẽ cố tác dụng hiệu quả. Ngoài chữa được tắc tia sữa, uống nước lá đinh lăng lợi sữa còn giúp mẹ mang lại nguồn sữa dồi dào. Cũng giống như lá bồ công anh, để mang lại kết quả cao, mẹ nên kiên trì uống liên tục trong vòng 5 ngày nhé.

Ngoài ra, để tình trạng này chấm dứt nhanh chóng mẹ hãy tham khảo thêm một số sản phẩm hỗ trợ thông tắc tia sữa. Betimum là sản phẩm lợi sữa được chiết xuất từ các thảo dược tự nhiên có tác dụng chữa tắc tia sữa vô cùng hiệu quả. Sau khi sử dụng sản phẩm Betimum chỉ 1 – 3 ngày, sẽ chấm dứt tình trạng tắc tia sữa và mang lại nguồn sữa dồi dào cho con.

5. Cách phòng chống tắc tia sữa

Dân gian thường có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, không phải ngẫu nhiên mà lại có câu nói này. Những mẹ đang trong thời kỳ cho con bú không muốn mình bị rơi vào tình trạng tắc sữa nên tham khảo một cách phòng tránh tắc tia sữa dưới đây.

  • Ngay sau khi sinh, mẹ nên cho bé bú ngay trong 24 giờ đầu tiên để bé nhận được nguồn sữa non giàu các chất dinh dưỡng, đồng thời cũng ngăn ngừa tình trạng tắc tia sữa cho mẹ.
  • Cho bé thường xuyên: Cho bé bú mẹ đúng giờ, đúng cữ bú. Mỗi cữ bú không quá 4 giờ đồng hồ, mỗi lần ti mẹ khoảng 10 – 15 phút/lần là phù hợp. Để tránh dẫn đến tình trạng tắc tia sữa mẹ không nên để bé vừa ngậm ti mẹ vừa ngủ.

Cho bé bú mẹ thường xuyên để kích thích tiết sữa

Cho bé bú mẹ thường xuyên để kích thích tiết sữa

  • Dùng tay hoặc sử dụng máy vắt sữa: Khi lượng sữa mẹ quá nhiều bé không thể bú hết thì nên dùng tay vắt sữa hoặc dùng máy hút sữa
  • Luôn giữ đầu ti sạch sẽ: Lau sạch sẽ đầu ti và vắt bỏ những giọt sữa đầu trước khi cho bé ti mẹ. Sau khi bé ti mẹ xong thì dùng khăn khô lau lại sạch sẽ
  • Massage bầu ngực: Trong thời kỳ mang thai và sau khi con mẹ Massage bầu ngực mỗi ngày để ống dẫn sữa được lưu thông dễ dàng
  • Cần giữ tinh thần lạc quan, thoải mái: Mẹ nên nghe nhạc, tập yoga… làm những gì mẹ thấy thoải mái để giữ được tinh thần lạc quan. Bên cạnh việc giữ tinh thần thoải mái mẹ cũng cần bổ sung những thực phẩm lợi sữa giàu dinh dưỡng vừa giúp mẹ nhiều sữa vừa giúp mẹ nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
  • Tuyệt đối không được cai sữa đột ngột cho con

Hy vọng rằng, với những kiến thức cơ bản Betimum đã tổng hợp sẽ giúp mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng tắc tia sữa ở mẹ sau sinh. Tắc tia sữa cần nhanh chóng xử lý và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời. Bởi sữa mẹ giàu dinh dưỡng giúp bé khỏe mạnh và phát triển toàn diện. Chính vì vậy, đừng nên chủ quan bỏ qua bất kỳ dấu hiệu nhỏ nào của bệnh tắc tia sữa mẹ nhé!

Chúc mẹ nuôi con bằng sữa mẹ thành công!