Sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì vậy, hầu hết các bà mẹ luôn muốn sử dụng sữa mẹ làm nguồn thức ăn chủ yếu của con. Cũng vì lý do này mà câu hỏi sữa mẹ có màu gì thì tốt cho sự phát triển của con cũng là mối quan tâm chung của hội bỉm sữa.
1. Sữa mẹ có màu gì mới tốt?
Các mẹ đều đã biết, kể từ khi cơ thể bắt đầu cho con bú đến khi cai sữa, sữa mẹ trải qua 3 giai đoạn chính là sữa non, sữa chuyển tiếp và sữa trưởng thành. Với mỗi giai đoạn trên, không chỉ thành phần sữa mẹ thay đổi mà màu sữa cũng chuyển biến theo thời gian. Với mỗi giai đoạn trên, sữa mẹ có màu gì?
- Sữa non:
Loại sữa này là nguồn dinh dưỡng không thể thay thế bởi bất kỳ loại sữa nào khác. Chung được sản sinh từ những ngày cuối thai kỳ cho đến 3-4 ngày sau sinh. Sữa non thường có màu vàng nhạt hoặc vàng đậm do có chứa nhiều beta-carotein.
Nhiều mẹ vì không tìm hiểu trước sữa mẹ có màu gì nên đã đổ bỏ lượng sữa non quý giá này khi thấy chúng không có màu trắng như vẫn tưởng. Và vô tình, mẹ đã lấy đi của con những những dinh dưỡng mà không thể lấy được ở nguồn sữa nào khác.
Màu sữa mẹ thay đổi theo thời gian
- Sữa chuyển tiếp:
Sau khi bé bú hết sữa non, sữa cũng được tiết ra nhiều hơn, sữa lúc này được gọi là sữa chuyển tiếp. Màu sữa mẹ trong giai đoạn này có thể có màu trắng hoặc vàng nhạt.
- Sữa trưởng thành:
Vài tuần sau sinh, sữa mẹ thực sự trở thành sữa trưởng thành. Sữa mẹ có màu gì trong giai đoạn này? Câu trả lời là sữa trưởng thành có màu thay đổi theo cữ bú của con:
Sữa tiết ra trong 5-10 phút đầu của cữ bú là sữa đầu, thường có màu xanh non, xanh nhạt hoặc trắng trong.
Thời gian bú tiếp theo cơ thể mẹ tiết sữa có hàm lượng chất béo cao hơn gọi là sữa cuối. Sữa này có màu trắng đục hoặc vàng đục.
Như vậy, sữa mẹ có màu gì thì tốt còn phụ thuộc vào từng giai đoạn mẹ cho con bú. Tương ứng với từng giai đoạn trên thì sữa màu trắng, xanh nhạt hay vàng đều là bình thường. Tuy nhiên sữa mẹ có màu vàng đục là tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của bé.
Ngoài ra, khi mẹ thay đổi chế độ ăn cũng có thể làm cho màu sữa thay đổi:
- Mẹ ăn nhiều rau xanh đậm, dùng thảo mộc sẽ khiến sữa có màu xanh lá cây. Trường hợp này hoàn toàn bình thường, mẹ không cần ngần ngại hãy cho con bú như thường ngày.
- Mẹ ăn nhiều cà rốt, củ dền, gấc, nước ép trái cây có màu đỏ, cam… cũng khiến sữa chuyển sang màu tương ứng: cam, hồng, đỏ. Đừng quá sửng sốt khi vắt sữa có màu như trên mẹ nhé!
Một số màu sữa khác mẹ có thể cho bé bú bình thường
2. Những màu sữa lạ mẹ cần lưu ý
Sữa có thể có những màu khác nhau nhưng nếu sữa có 1 trong 2 màu sau đây mẹ cần ngưng cho con bú và thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
- Sữa có màu đen: Là màu sữa xuất hiện khi mẹ sử dụng một loại thuốc kháng sinh mà người đang cho con bú không nên sử dụng. Ngay khi phát hiện màu sữa chuyển đen thì mẹ phải dừng việc cho con bú, tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
- Sữa có màu nâu/rỉ sét: Đây là dấu hiệu của việc sữa bị nhiễm máu. Mẹ không nên cho con bú trong trường hợp này nhé!
Thăm khám bác sỹ ngay khi cần thiết
Theo dõi sữa mẹ có màu gì khá quan trọng. Việc này giúp mẹ phát hiện kịp thời sữa lạ nên hay không nên cho con bú để có quyết định thăm khám bác sỹ hay điều chỉnh khẩu phần ăn hàng ngày kịp thời.
3. Theo dõi chất lượng sữa mẹ bằng màu sữa
Sữa mẹ có màu gì cũng cho biết chất lượng hiện tại của sữa. Các mẹ thường quan tâm độ đặc của sữa. Sữa càng có nhiều chất đạm, chất béo thì càng đặc, bé càng phát triển khỏe mạnh.
Để nhận biết sữa mẹ đặc hay loãng, mẹ vắt hết bầu sữa và quan sát màu, nếu sữa trắng trong là sữa loãng, sữa trắng đục hoặc vàng đục là sữa đặc.
Nếu mẹ đang gặp tình trạng sữa loãng, cần thay đổi ngay khẩu phần ăn để tăng chất lượng sữa. Thực phẩm mẹ nên ưu tiên sử dụng trong thực đơn hàng ngày lúc này nên là ngũ cốc, rau xanh, trái cây, thịt màu đỏ, cá…
Khẩu phần ăn hợp lý giúp tăng chất lượng sữa
Việc sử dụng thêm các sản phẩm lợi sữa, giữ tinh thần luôn thoải mái cũng góp phần tăng chất lượng sữa khá hiệu quả.
Như vậy, Betimum đã giải đáp câu hỏi “Sữa mẹ có màu gì là tốt cho sự phát triển của bé?”. Mẹ đừng quên những trường hợp sữa có màu lạ như đen, nâu thì cần ngưng cho bé bú và tham khảo ý kiến bác sỹ để có cách xử lý nhanh nhất và hiệu quả nhất. Chúc các mẹ luôn có nguồn sữa dồi dào và chất lượng cho con!