Nhiều cha mẹ lo lắng khi thấy trẻ bị nổi hạch sau tai và gáy nhưng không kèm theo các triệu chứng bất thường nào khác, không biết đây có phải là dấu hiệu của bệnh lý gì không cũng như cách chữa trị như thế nào. Để giải đáp các thắc mắc này cũng như hiểu rõ hơn về hiện tượng nổi hạch sau tai ở trẻ nhỏ, các mẹ cùng tham khảo bài viết nổi nhiều hạch sau tai và gáy ở trẻ nhỏ có nguy hiểm hay không sau đây nhé.
Bé bị nổi hạch sau tai ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không?
Nổi hạch sau tai ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không?
Hạch có nhiều nơi trong cơ thể, thường không sờ được. Đối với trẻ em, những cục hạch nhỏ nổi ở sau tai, gáy được gọi là hạch bạch huyết.
Hạch bạch huyết bình thường có kích thước nhỏ từ vài milimet đến khoảng 2 cm, hạch thường không đau, không nhạy cảm khi sờ. Chức năng của hạch bạch huyết là bảo vệ, tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, giúp sản xuất bạch cầu và kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh như vi trùng, vi sinh, vi rút,…
Nguyên nhân gây sưng hạch sau tai ở trẻ
Nhiễm siêu vi khuẩn, nhiễm trùng khiến bạch huyết bị sưng
Trong trường hợp cơ thể trẻ bị nhiễm siêu vi khuẩn, nhiễm trùng, các hạch bạch huyết này sẽ phản ứng lại bằng hiện tượng viêm sưng, nóng, đỏ. Những vị trí hạch dễ bị sưng và sờ được là vùng hai bên cổ, sau tai, nách và bẹn.
Trong một số trường hợp nhất định, sưng hạch là dấu hiệu của những nguy cơ tiềm ẩn lớn hơn. Hạch sưng cũng có thể do bị viêm. Nguyên nhân hạch viêm do siêu vi trùng gây ra, cũng có thể do vi trùng lao. Một số trường hợp trẻ có viêm a mi đan, viêm tai, viêm xoang, các hạch vùng quanh tai, dưới cằm và u quanh cổ cũng to ra và hơi đau, nhưng sau khi điều trị các bệnh lý trên, hạch vùng lân cận sẽ nhỏ lại, hết đau.
Cách chữa bệnh nổi hạch sau tai ở trẻ nhỏ
Nếu trẻ chỉ bị nổi hạch vùng tai và không có hiện tượng viêm nhiễm nên không cần điều trị gì, cha mẹ cũng nên quá lo lắng về hiện tượng này ở trẻ. Trường hợp viêm hạch nhiễm trùng, trẻ sẽ sốt cao, hạch sưng to, đỏ, nóng đau, có thể bị áp xe do có mủ bên trong hạch hay bị rò mủ ra ngoài, trẻ cần đến bệnh viện để điều trị. Khi đó, trẻ cần được trị liệu với kháng sinh thích hợp, khoảng 7 – 10 ngày sẽ khỏi bệnh và không để lại di chứng gì. Nếu có tụ mủ, trẻ sẽ được rạch và dẫn lưu mủ.
Nếu có mủ bên trong hạch hãy nhờ sự giúp đỡ của các chuyên gia
Bài viết giúp các mẹ giải đáp thắc mắc hiện tượng nổi hạch sau tai ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không cũng như biết được nguyên nhân gây sưng hạch bạch huyết ở trẻ và cách khắc phục hiệu quả. Nếu lo lắng về hạch nổi sau tai và gáy ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, cha mẹ có thể đưa bé đến bệnh viện để bác sĩ khám cũng như có lời khuyên tư vấn rõ hơn. Hy vọng bài viết cung cấp cho các mẹ những thông tin, kiến thức hữu ích trong việc xử lý đúng cách khi trẻ bị nổi hạch sau tai gáy cũng như đảm bảo trẻ có sức khỏe tốt và phát triển toàn diện sau này.