Giải đáp cho mẹ trong trường hợp bị viêm tuyến vú khi cho con bú

0
2963
Viêm tuyến vú khi cho con bú

Viêm tuyến vú khi cho con bú luôn là điều khiến các bà mẹ sau sinh bồn chồn, lo lắng. Bởi mẹ không biết viêm tuyến vú khi cho con bú chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ thôi, hay còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con nữa. Vậy, trong bài viết hôm nay, Betimum sẽ giúp mẹ giải đáp các câu hỏi xung quanh tình trạng viêm tuyến vú khi cho con bú nhé!

1. Viêm tuyến vú là gì?

Viêm tuyến vú là tình trạng sưng viêm tại các tuyến sữa, ống dẫn sữa trong bầu ngực mẹ. Viêm tuyến vú thường xảy ra vào 12 tuần đầu ngay sau sinh. Bởi vì mẹ cho con bú quá dài, để con ngậm vú thường xuyên.

Thường thì viêm tuyến vú gây ra do tắc tuyến sữa trong bầu ngực mẹ quá lâu. Các ổ tắc trong nang sữa, ống dẫn sữa hoặc cả tuyến vú sẽ dẫn đến ứ đọng, sưng viêm. Mà mẹ hay bị tắc sữa do cho con bú không đúng tư thế, ngậm không đúng khớp ngậm.

Viêm tuyến vú do tắc sữa hoặc lây nhiễm vi khuẩn

Viêm tuyến vú do tắc sữa hoặc lây nhiễm vi khuẩn

Ở một số trường hợp khác, mẹ bị viêm tuyến vú do nhiễm khuẩn từ mũi, miệng của con. Khi mẹ để con bú quá nhiều, ngậm ti quá nhiều thì đầu ngực mẹ dễ bị nứt, bầm tím… Chính các tổn thương này là đường dẫn cho các loại vi khuẩn ngoài môi trường xâm nhập vào trong bầu sữa mẹ.

Đặc biệt là khi mẹ có thói quen mặc áo ngực quá chật. Qua ngày dài hoạt động, vi khuẩn rất dễ tích tụ trong môi trường bí bách, ẩm ướt. Đó chính là điều kiện để các bầu sữa mẹ bị tổn thương.

>>> Xem thêm: 3 cách giúp mẹ phòng tránh tắc tia sữa

2. Viêm tuyến vú khi cho con bú có nguy hiểm không?

Viêm tuyến vú khi cho con bú sẽ không nguy hiểm nếu mẹ biết cách điều trị. Khi bệnh còn ở thể nhẹ, mẹ hoàn toàn có thể tự điều trị tại nhà thông qua một số phương pháp. Còn khi mẹ bệnh đã phát triển quá nặng thì mẹ cần phải tìm đến các cơ sở y tế ngay lập tức.

Có 6 dấu hiệu giúp mẹ dễ nhận biết tình trạng viêm tuyến vú. Mẹ có thể bị sưng đỏ bầu ngực, trông rất nhức nhối. Nhất là ở phần trên của vú thì càng căng tức và khó chịu vô cùng. Mỗi khi cho con bú, mẹ sẽ thấy đau buốt, nóng rát. Kèm theo là triệu chứng sốt cao, dai dẳng do các kháng thể và vi khuẩn trong cơ thể mẹ đang chiến đấu với nhau. Mẹ cảm thấy ăn không ngon miệng. Đôi khi, mẹ còn thấy ớn lạnh, rùng mình.

Bầu sữa mẹ có thể hồi phục sau viêm tuyến vú, chỉ cần mẹ phát hiện bệnh và điều trị kịp thời

Bầu sữa mẹ có thể hồi phục sau viêm tuyến vú, chỉ cần mẹ phát hiện bệnh và điều trị kịp thời

Viêm tuyến vú khi đang cho con bú hoàn toàn có thể được kiểm soát chính bằng việc mẹ cho con bú. Nhiều bà mẹ lo sợ là viêm tuyến vú sẽ làm hỏng nguồn sữa trong bầu ngực. Vì thế mà các mẹ không dám cho con bú, giấu tiệt ngực đi và đem sữa công thức cho con uống.

Thực ra, mẹ bị viêm tuyến vú khi cho con bú thì cũng không ảnh hưởng gì đến nguồn sữa cả. Mẹ hãy cứ cho con bú bình thường, bú thường xuyên hơn. Chính những thao tác bú, mút của con sẽ nhanh chóng thông tắc, giảm sưng viêm cho bầu ngực mẹ.

Còn nếu mẹ không có nhiều thời gian ở bên cạnh cho con bú, mẹ hoàn toàn có thể sử dụng máy hút sữa. Mẹ hãy vắt sữa rồi đem trữ đông, để cho con dùng dần cũng được. Sử dụng máy hút sữa cũng sẽ giúp mẹ tạo phản xạ tiết sữa đều đặn hơn. Tình trạng tắc tia sữa sẽ không còn là nguy cơ gây ra viêm tuyến sữa.

3. Giải pháp cho mẹ bị viêm tuyến vú khi cho con bú

Như đã nói ở trên, mẹ bị viêm tuyến vú thì hãy cho con bú để thông tắc. Mẹ hãy thiết lập một lịch trình bú khoa học, đều đặn để kích thích tuyến sữa tiết sữa có phản xạ. Mẹ cũng không nên kiêng khem gì nhiều mà hãy cứ ăn uống đầy đủ.

Mẹ cho con bú thường xuyên để thông tắc tia sữa, giảm viêm tuyến vú

Mẹ cho con bú thường xuyên để thông tắc tia sữa, giảm viêm tuyến vú

Đặc biệt là mẹ hãy bổ sung các thực phẩm tăng tiết sữa. Đặc biệt là mẹ hãy chú ý nghỉ ngơi, thư giãn. Đừng để tinh thần phải căng thẳng, mệt mỏi quá vì sẽ khiến cho các hormone tạo sữa, tiết sữa không còn được sản sinh đều đặn.

Bên cạnh đó, mẹ có thể dùng các sản phẩm lợi sữa, tổng hợp các thành phần từ thảo dược thiên nhiên. Đơn cử có Betimum – viên uống lợi sữa vừa có tác dụng lợi sữa, vừa có khả năng thông viêm, trị tắc tuyến sữa vô cùng hiệu quả.

Quan trọng nhất, khi mẹ bị viêm tuyến vú khi cho con bú, mẹ không được chủ quan với sức khỏe của mình. Cho dù ban đầu các triệu chứng có mờ nhạt đến đâu, nếu như mặc kệ không điều trị thì rất có khả năng mẹ sẽ phải lên giường bệnh về sau này. Khi đó, mẹ sẽ không được ở gần con, không thể cho con bú được nữa đâu!