Những ngày tháng ban đầu được ôm ấp và cảm nhận sự phát triển của con cũng là niềm hạnh phúc của mẹ. Với rất nhiều mẹ 1 tháng tuổi là mốc thời gian vô cùng thiêng liêng khi được đặt bé lên cân. Và cân nặng trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bao nhiêu là “chuẩn” nhất cũng là vấn đề quan trọng khiến mẹ để tâm? Xem ngay Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi tăng bao nhiêu cân và cách điều chỉnh cho phù hợp.
Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi và những thay đổi đầu đời
Bên cạnh cân nặng, trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi cũng có nhiều thay đổi về mặt nhận thức và hành động như:
Trẻ đã biết bám và tìm đến bầu ngực để mút sữa mẹ
- Con đã biết bám và tìm đường đến bầu bú mẹ để mút sữa.
- Khả năng cầm nắm của con cũng được hình thành rõ rệt hơn, các ngón tay bé có thể nắm vào khi được đưa vật gì đó
- Trẻ cũng có một số biểu hiện như giật mình khi có tiếng động lớn hoặc ai chạm vào , xòe hoặc duỗi tay thẳng ra.
- Biển hiện thoải mái, vui vẻ khi được âu yếm bởi âu yếm hoặc có người nói chuyện
Tuy nhiên, Bé ngủ 15 – 16 tiếng mỗi ngày, chỉ khi đói hoặc đi vệ sinh bé mới thức dậy. Vì thế, mẹ cũng không cần phải lo lắng nếu bé không có những biểu hiện này. Thay vào đó đừng quên giao tiếp bằng da thịt và trò chuyện với bé khi bé thức nhé!
Cân nặng trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chuẩn nhất
Theo các chuyên gia, mẹ nên theo dõi cân nặng của trẻ sơ sinh thường xuyên để biết được trẻ có đang phát triển khỏe mạnh hay không? Ví thế, 1 tháng tuổi là mốc mẹ nên cân để đánh giá cân nặng của con.
Dựa trên kết quả của tổ chức Y Tế thế giới (WHO) về tháp đồ cân nặng của trẻ nhỏ cho thấy cân nặng trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi cần đạt mức là 4 – 4,2kg là hợp lý. Thông thường trẻ sẽ tăng khoảng 200g mỗi tuần và 1 kg mỗi tháng so với mức chào đời.
Cân nặng trẻ sơ sinh sau 1 tháng cần đạt mức là 4 – 4,2 kg
Ngoài ra, vấn đề giới tính cũng cần được quan tâm khi đánh giá cân nặng trẻ sơ đánh giá trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi. Nghiên cứu cho thấy, trẻ sơ sinh là bé trai sẽ có mức cân nặng nhỉnh hơn các bé gái. Và điều này là hoàn toàn bình thường.
Trường hợp cân nặng của trẻ cao hơn hoặc thấp hơn so với mức trung bình mẹ nên cho trẻ đi khám dinh dưỡng để các bác sĩ tìm ra nguyên nhân. Một vài nguyên nhân của trẻ mẹ hoàn toàn có thể khắc phục được như: hệ tiêu hóa kém, tưa lưỡi… để việc hấp thụ dinh dưỡng của trẻ tốt hơn.
Mỗi tháng trẻ sơ sinh tăng bao nhiêu cân là tốt?
Cũng theo như nghiên cứu được công bố của tổ chức y tế thế giới WHO:
- Trong 3 tháng đầu trẻ sơ sinh nên tăng 1 – 1,2 kg mỗi tháng là tốt nhất.
- Từ 3 – 6 tháng bé cần tăng trung bình 600g/ 1 tháng.
- Từ tháng thứ 6 đến 1 tuổi cân nặng của trẻ sẽ có dấu hiệu giảm dần, có tháng trẻ không tăng cân nhưng trung bình trẻ sẽ tăng khoảng 300 – 400g.
Bí quyết cho mẹ khi theo dõi cân nặng trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi
Sự phát triển của bé còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như môi trường, cơ địa của bé. Vì thế những thông tin về cân nặng hay chiều cao của trẻ chỉ mang tính chất tham khảo, mẹ không nên quá áp lực trong vấn đề cân nặng để “ép” con đạt chuẩn. Miễn sao cân nặng của bé ở trong khoảng cho phép và điều các mẹ cần làm tốt là:
– Đi khám dinh dưỡng và kiểm tra vấn đề đường ruột nếu cân nặng trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi tăng quá ít hoặc không tăng và thường xuyên quấy khóc, khó chịu.
– Cho con ngủ đúng giờ và đủ giấc sẽ giúp con tăng trưởng đều đặn, phát triển khỏe mạnh. Mẹ hãy nhớ giấc ngủ cho trẻ sơ sinh vô cùng quan trọng.
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ phát triển toàn diện
– Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì vậy, các bác sĩ khuyên mẹ nên cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ để trẻ phát triển khỏe mạnh, tăng sức đề kháng. Mặc dù vậy nếu trẻ bú mẹ mà cân nặng trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi vẫn tăng chậm nên xem xét tới chất lượng sữa đã tốt chưa? Sữa mẹ loãng và ít cũng ảnh hưởng lớn tới trọng lượng của con.
– Theo dõi cân nặng thôi chưa đủ, mẹ đừng quên cho trẻ tiêm phòng vắc xin đầy đủ để phòng ngừa bệnh tật nguy hiểm cho các bé.
Cuối cùng, Mẹ hãy lưu lại những mức cân nặng trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi hợp lý để theo dõi cho bé yêu, cùng với đó là mức cân tăng trưởng cần thiết cho con qua từng thời kỳ để biết được phương hướng điều chỉnh. Mặc dù vậy, mẹ cũng không nên hoang mang, lo sợ hoặc ép con phải tăng cân theo những cách thiếu khoa học. tham khảo ý kiến của bác sĩ khi cần thiết để có lộ trình nuôi con phù hợp mẹ nhé!