Mẹ cần phải xử lý như thế nào khi trẻ nhỏ bị nghẹt mũi?

0
1126

Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ bị sổ mũi, nghẹt mũi. Nếu không được chăm sóc tốt và điều trị đúng cách sẽ có nguy cơ cao dẫn đến viêm phế quản, viêm xoang. Vậy, hãy cùng tìm hiểu cách trị nghẹt mũi ở trẻ nhỏ qua bài viết của Betimum dưới đây nhé!

1. Đâu là nguyên nhân dẫn đến nghẹt mũi ở trẻ nhỏ?

Trẻ nhỏ bị nghẹt mũi thường do viêm sưng các mô hoặc chảy dịch nhầy mũi quá nhiều

Nghẹt mũi là hiện tượng mũi bị nghẹt ở một hoặc hai bên. Hiện tượng này sẽ khiến trẻ khó thở hoặc không thở được. Nghẹt mũi ở trẻ nhỏ thường do viêm các mạch máu trong mũi, viêm sưng các mô hoặc chảy ra quá nhiều dịch nhầy trong mũi. Mẹ cần lưu ý kỹ các biểu hiện của trẻ để đưa ra cách trị nghẹt mũi ở trẻ nhỏ tốt nhất. Vậy, đâu là nguyên nhân dẫn đến nghẹt mũi ở trẻ nhỏ?

– Cảm lạnh

– Dị ứng

– Dị vật trong mũi

– Cảm cúm

2. Trẻ nhỏ bị nghẹt mũi có thực sự nguy hiểm không?

Trẻ nhỏ nghẹt mũi gây khó thở, hoặc không thở được dẫn đến quấy khóc nhiều

Nghẹt mũi là bệnh lý liên quan về bệnh đường hô hấp. Nếu không có cách trị nghẹt mũi cho trẻ đúng cách sẽ dẫn đến một vài vấn đề như:

– Làm ảnh hưởng tới luồng khí hô hấp ở trẻ

– Trẻ sẽ cảm thấy khó chịu, vướng víu khi có vật cản ở mũi.

– Trẻ thấy khó thở, thở khò khè và quấy khóc nhiều.

– Khi bị nghẹt mũi sẽ kèm theo chảy nước mũi và hắt hơi.

– Nghẹt mũi trở nên nặng hơn sẽ dẫn đến trẻ thở bằng miệng, ảnh hưởng đến lượng oxy cung cấp như ho khan, môi khô, viêm họng, nôn mửa.

– Chất nhầy trong mũi chảy xuống họng trẻ khiến trẻ ngứa rát cổ họng, ho có đờm.

– Trẻ nhỏ còn bú mẹ, nghẹt mũi sẽ làm trẻ khó bú, không bú được hơi dài, hay ngắt quãng và dễ bị sặc.

3. Cần phải làm gì khi trẻ nhỏ bị nghẹt mũi?

Tăng cường bổ sung nước cho trẻ, các loại nước ép trái cây

Như nói ở trên, có thể thấy nghẹt mũi ở trẻ gây ra nhiều tác hại xấu ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Do đó, khi thấy trẻ bị nghẹt mũi, mẹ cần phải:

Làm sạch bầu không khí

Làm sạch bầu không khí xung quanh nhà. Luôn giữ môi trường sạch sẽ, thông thoáng vào mùa hè. Còn đối với mùa đông cần giữ ấm cơ thể, nhất là vùng cổ cần được đeo chiếc khăn mỏng.

Không nuôi chó, mèo trong nhà

Hạn chế nuôi động vật trong nhà. Đặc biệt là những con vật dễ nuôi như chó hay mèo. Vì lông của chúng có thể khiến tình trạng nghẹt mũi của trẻ trầm trọng hơn. Thậm chí còn dẫn đến hen suyễn. Do vậy, cần tuyệt đối cho trẻ tránh xa các loài thú này.

Làm sạch mũi cho trẻ thường xuyên

Làm sạch mũi cho trẻ thường xuyên sẽ góp phần nhanh chóng đẩy lùi tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi. Các mẹ có thể sử dụng các dụng cụ hút mũi, tăm bông để làm sạch các chất nhầy trong cánh mũi. Hoặc mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ vào mũi trẻ. Đây cũng là cách trị nghẹt mũi ở trẻ nhỏ phổ biến, được nhiều bà mẹ áp dụng.

Bổ sung nước và các dưỡng chất cho trẻ

Tăng cường cho trẻ uống nhiều nước. Nếu trẻ còn bú mẹ thì tăng cữ bú nhiều hơn để giúp trẻ có sức đề kháng tốt, chống vi khuẩn gây nhiễm trùng. Đồng thời, mẹ cũng cần bổ sung các loại trái cây ép, ăn các loại súp lỏng dễ nuốt để bổ sung thêm dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ.

Ngoài những cách trị nghẹt mũi ở trẻ nhỏ nêu trên, mẹ cũng có thể áp dụng một số mẹo dân gian. Ví dụ như: dùng tinh dầu hành tây, mật ong và gừng hay massage mũi. Đây cũng là cách giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn khi bị sổ mũi, nghẹt mũi. Và nếu như đã sử dụng những cách trên không đem lại hiệu quả. Mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và điều trị ngay nhé.