6 dấu hiệu viêm tuyến vú mà các mẹ cần biết

0
2971
dấu hiệu viêm tuyến vú

Dấu hiệu viêm tuyến vú có thể dễ nhầm lẫn với tắc tia sữa thông thường. Để tránh khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn, mẹ cần nắm rõ những dấu hiệu viêm tuyến vú. Trong bài viết hôm nay, Betimum sẽ chia sẻ với mẹ 6 dấu hiệu viêm tuyến vú mà mẹ cần biết nhé!

1. Nguyên nhân gây viêm tuyến vú

Viêm tuyến vú ở mẹ sau sinh thực chất là hậu quả của viêm tắc tuyến sữa kéo dài. Đây là tình trạng có thể xảy ra ở một hoặc nhiều ống dẫn sữa, một hoặc nhiều nang sữa, hay một hoặc nhiều tuyến sữa. Viêm tuyến vú gây ra bởi viêm tắc tuyến sữa lâu ngày mà không xử lý.

Nguyên nhân lớn nhất gây viêm tuyến vú chính là do cho con bú sai cách. Để con bú với tư thế không chính xác, không đúng khớp ngậm có thể khiến cho sữa bị mắc kẹt trong một vài tuyến sữa. Lâu dài thì viêm lan sang nhiều tuyến sữa.

Viêm tuyến vú gây ra do viêm tắc tuyến sữa kéo dài

Viêm tuyến vú gây ra do viêm tắc tuyến sữa kéo dài

Ở một số trường hợp khác, viêm tuyến vú có thể do vi khuẩn lây nhiễm từ con sang mẹ. Có nhiều khi, vi khuẩn trong mũi và miệng của con lây nhiễm vào bầu ngực mẹ thông qua các vết nứt hoặc bầm tím ở ngực. Những vi khuẩn này gây viêm sâu vào trong ống dẫn sữa và nhanh chóng sẽ gây viêm tuyến vú.

Hầu hết các trường hợp viêm tuyến vú sau sinh xảy ra trong khoảng 12 tuần đầu tiên. Nguyên nhân là do mẹ liên tục cho con bú không ngừng nghỉ. Đầu ti sẽ bị đau rát và rất dễ nứt cổ gà. Đây là điều kiện khiến cho các loại vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào bầu sữa mẹ. Những bà mẹ có thói quen mặc áo ngực quá chật, nhất là trong và sau thai kỳ cũng dễ bị viêm tuyến vú hơn.

2. Dấu hiệu viêm tuyến vú

Dấu hiệu viêm tuyến vú có thể được nhận biết thông qua vẻ ngoài bầu ngực và những thay đổi bất thường trong sức khỏe của bà mẹ. Thông thường, viêm tuyến vú có những biểu hiện sau đây:

Viêm tuyến vú gây ra những cơn đau buốt dai dẳng

Viêm tuyến vú gây ra những cơn đau buốt dai dẳng

  • Bầu ngực mẹ sưng đỏ
  • Ngực của mẹ căng tức, khó chịu, đặc biệt ở phần trên của vú
  • Khi cho con bú, mẹ phải chịu đựng cảm giác nóng rát, đau buốt vô cùng khó chịu
  • Mẹ thường xuyên cảm thấy rùng mình, ớn lạnh
  • Mẹ cảm thấy chán ăn, ăn không ngon, khó ngủ
  • Mẹ bị sốt cao dai dẳng

Ngay khi có những dấu hiệu viêm tuyến vú đầu tiên, mẹ hãy khẩn trương tìm gặp bác sĩ để được thăm khám. Tránh chủ quan, để cho tình trạng viêm tắc tuyến vú trở nên nặng hơn mà khó chữa trị, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và con không có sữa mẹ để bú.

>>> Xem thêm: Giải đáp cho mẹ trong trường hợp bị viêm tuyến vú khi cho con bú

3. Làm thế nào để phòng ngừa viêm tuyến vú?

Để phòng ngừa viêm tuyến vú, mẹ không cần mất quá nhiều công sức. Có thể mẹ không tin, nhưng chăm chỉ cho con bú, cho con bú đều đặn, có lịch trình khoa học sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ viêm tuyến vú tốt nhất.

Bằng cách cho con bú đều đặn, tuyến sữa của mẹ sẽ luôn được thông. Mẹ không còn lo lắng mình bị tắc sữa, gây ra viêm tuyến vú nữa. Thế nhưng mẹ cũng cần nhớ phải lên một thời gian biểu cho con bú thật khoa học, tính toán thời điểm và thời lượng bú theo nhu cầu của con. Không nên cho con bú liền tù tì, hay để con ngậm vú mẹ quá lâu trong thời gian dài. Vì như thế sẽ khiến đầu ti của mẹ dễ bị viêm, loét.

Cho con bú đều đặn để phòng ngừa viêm tuyến vú

Cho con bú đều đặn để phòng ngừa viêm tuyến vú

Bên cạnh đó, mẹ cũng nên tập trung bồi dưỡng cơ thể. Mẹ cần dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn để đầu óc không bị căng thẳng. Nhờ vậy, các hormone tiết sữa, tạo sữa hoạt động đều đặn hơn. Không có tình trạng lúc thì sản xuất nhiều sữa, lúc lại không có giọt nào. Quan trọng là mẹ điều hòa được một hệ thống sản xuất sữa khỏe mạnh, trơn tru trong bầu ngực mình.

Dấu hiệu viêm tuyến vú sẽ được ngăn chặn nếu như mẹ biết cách chăm sóc bầu ngực của mình. Trong trường hợp mẹ đang mắc phải căn bệnh này, hãy tìm bác sĩ để được thăm khám. Đồng thời, mẹ có thể nhờ đến sự trợ giúp của các sản phẩm lợi sữa, giúp thông tắc sữa hiệu quả. Hy vọng rằng mẹ có nhận thức rõ ràng về tình trạng viêm tuyến vú để điều trị được kịp thời!