Nuôi con bằng sữa mẹ là mong muốn của hầu hết các mẹ sau sinh. Do đó, việc duy trì nguồn sữa lưu thông, bảo vệ sức khỏe tuyến sữa là vô cùng quan trọng. Vậy nhưng số lượng bà mẹ bị viêm tắc tia sữa lại ngày một gia tăng. Hiện trạng này đòi hỏi các mẹ phải gom lượm thật nhiều kiến thức về sức khỏe tuyến sữa nói chung và viêm tắc tia sữa nói riêng.
1. Dấu hiệu tắc tia sữa
Tắc tia sữa là hiện tượng lòng ống dẫn sữa bị hẹp bít lại khiến sữa không thể thoát ra ngoài được. Tại nơi tác ống dẫn sữa, sữa sẽ bị đông kết tạo thành từng cục. Nếu không xử lý kịp thời sẽ gây viêm tắc tia sữa các cấp độ.
Để sớm phát hiện tắc tia sữa, mẹ cần nằm lòng các dấu hiệu dưới đây:
- Cơ thể khá mệt mỏi, buồn nôn, đau đầu, hơi sốt.
- Bầu ngực căng tức nhưng bé bú lại mút được ít sữa, con bú lâu không lo và bầu vú vẫn căng.
Tắc tia sữa khiến mẹ mệt mỏi, buồn nôn
Khi tắc tia sữa để lâu không được xử lý kịp thời, mẹ sẽ thấy xuất hiện các dấu hiệu trầm trọng hơn:
- Sốt cao, cơn đau tức ở ngực cảm nhận rõ rệt
- Bầu vú có cục sữa đông, con bú không ra sữa, mẹ dùng tay vắt hay máy vắt sữa cũng không ra sữa.
- Đầu vú sưng, ửng đỏ
Bên cách các dấu hiệu trên, mẹ cũng nên nắm được các nguyên nhân có thể gây tắc tia sữa để có cách phòng tránh. Một vài nguyên nhân có thể dẫn đến tắc tia sữa có thể là do sữa non ứ đọng, mẹ vệ sinh núm vú không sạch dẫn đến ống dẫn bị tắc đầu ra, mẹ thay đổi tần suất cho con bú đột ngột…
2. 6 cấp độ viêm tắc tia sữa
Khi mẹ bị tắc tia sữa, cho con bú dễ khiến trẻ cáu gắt do sữa không ra. Nhiều bé gắt cắn đầu ti mẹ hoặc nhay đi nhay lại chờ sữa khiến đầu ti mẹ bị nứt, gây nhiễm trùng dẫn đến viêm tắc tia sữa tùy cấp độ, thậm chí cần nhập viện điều trị. Từ tắc tia sữa đến viêm tắc tia sữa nghiêm trọng gồm 6 cấp độ sau:
2.1. Cấp độ 1 – Tắc tia sữa sau sinh 2 ngày
Biểu hiện: Sau sinh, mẹ thấy bầu ngực căng tức nhưng con bú không có sữa chảy ra. Mẹ vắt bằng tay nhưng cũng chỉ chảy giọt mà sữa không thể bắn thành tia. Một số trường hợp, ngực mẹ như có cục u hoặc có sữa bị rỉ ra.
Thời gian phát hiện: Sau khi mẹ sinh từ 2 đến 5 ngày
Hướng điều trị: Ở mức độ này, mẹ có thể điều trị tại nhà bằng cách chườm ấm, mát xa nhẹ nhàng bầu ngực, tránh lặn bóp nhiều gây tổn thương và viêm tắc tia sữa.
2.2. Cấp độ 2 – Tắc tia sữa gây đau rát núm vú
Biểu hiện: Mẹ bị sốt khoảng 38 độ C, núm vú ửng đỏ, thường xuyên đau rát. Khắp bầu ngực mẹ có cục cứng nổi lên. Lúc này có thể chuyển sang viêm tắc tia sữa và mẹ sẽ thấy rất mệt mỏi.
Thời gian phát hiện: Diễn ra sau khi mẹ phát hiện tắc tia sữa cấp độ 1 khoảng 3-4 ngày.
Hướng điều trị: Mẹ có thể tiếp tục điều trị tại nhà như ở cấp độ 1 hoặc sử dụng dịch vụ thông tia sữa tại nhà để tránh bị nặng hơn.
Massage giúp đánh tan các cục sữa đông, lưu thông tuyến sữa
2.3. Cấp độ 3 – Viêm tắc tia sữa chuyển sang có mủ
Biểu hiện: Mẹ sẽ thấy đủ các dấu hiệu ở cấp độ 2 nhưng khi bóp nhẹ ti thì có mủ xuất hiện. Khi đó, cơ thể mẹ sẽ sốt cao khoảng 38,5 độ C trở lên và chuyển sang viêm tắc tia sữa đã có mủ.
Thời gian phát hiện: Khi mẹ bị tắc tia sữa nhưng không điều trị 5-7 ngày. Đôi khi tắc tia sữa chuyển sang có mủ sẽ sớm hơn nữa tùy vào sức khỏe của mẹ.
Hướng điều trị: Sử dụng các phương pháp thông tắc tia sữa tại nhà, rất có thể mẹ cũng phải dùng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
2.4. Cấp độ 4 – Tắc tia sữa chớm bị áp xe
Áp xe là hiện tượng một bọc mủ hình thành trong các mô của cơ thể, thường bị gây ra bởi sự nhiễm khuẩn.
Biểu hiện: Biểu hiện ở cấp độ viêm tắc tia sữa này vẫn là sốt cao 38,5 độ C, đầu ti mẹ bị ửng đỏ đau rát, sờ bầu ngực có một số cục cứng và khi kiểm tra và bóp nhẹ thì thấy có dịch có dịch mủ đặc.
Thời gian phát hiện: Khi mẹ bị tắc tia sữa nhưng nhiều ngày không chữa trị, mủ tích tụ lâu trong bầu ngực sẽ chuyển thành áp xe.
Hướng điều trị: Uống lá đinh lăng hay lá bồ công anh nhằm đánh tan mủ trong bầu ngực, kết hợp uống kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ và thông tắc tia sữa tại nhà.
2.5. Cấp độ 5 – Viêm tắc tia sữa chớm bị áp xe và phải tiêm.
Biểu hiện: Giống với các biểu hiện của cấp độ viêm tắc tia sữa chớm áp xe.
Thời gian phát hiện: Nhiều ngày sau khi không điều trị bệnh trở lên nặng hơn.
Hướng điều trị: Ở tình trạng này, mẹ buộc phải đến chích mủ ở các bệnh viện phụ sản chuyên khoa hoặc phòng khám uy tín. Cách điều trị tại nhà không còn hiệu quả nữa.
2.6. Cấp độ 6 – Viêm tắc tia sữa nghiêm trọng phải nhập viện
Cấp độ viêm tắc tia sữa số 6 bao gồm các trường hợp tắc tia sữa do nguyên nhân khác như dị dạng đầu vú và các nang sữa và trường hợp tắc tia sữa thông thường nhưng để quá lâu không điều trị.
3. Phòng tránh viêm tắc tia sữa
Để phòng tránh viêm tắc tia sữa sau sinh, mẹ cần
- Phòng tránh nứt đầu ti. Trong thai kỳ, nếu đầu ti bị thụt hay bằng phẳng thì các mẹ bầu cần vê kéo dần đầu ti ra ngoài hàng ngày.
- Vệ sinh sạch đầu ti trước và sau khi cho con bú, rửa sạch tay trước khi cho con bú để tránh viêm nhiễm.
- Cho con bú đều đặn, mỗi lần bú không quá lâu để tránh bé nhay đi nhay lại dẫn đến tổn thương đầu ti.
- Thường xuyên mát xa bầu vú để khơi thông tuyến sữa, đánh tan cục sữa đông kịp thời.
- Giảm tắc tia sữa bằng viên uống lợi sữa Betimum (nhận tư vấn chi tiết hơn tại http://45.32.114.71/ )
Betimum không chỉ giúp tăng chất lượng sữa mà còn giúp giảm tắc tia sữa
Trên đây là những thông tin về viêm tắc tia sữa. Các mẹ lưu ý bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, Betimum vẫn khuyến khích các mẹ thăm khám bác sĩ kịp thời để tránh làm tình trạng tắc tia sữa thêm trầm trọng. Hy vọng Betimum đã giúp các mẹ có những kiến thức bổ ích để luôn đảm bảo dòng sữa mẹ cho bé yêu.