3 cách trữ sữa mẹ đơn giản nhất

0
1684
Cách bảo quản sữa mẹ

Cách trữ sữa mẹ tuy không phức tạp nhưng vẫn khiến cho nhiều mẹ sau sinh lóng ngóng. Chỉ một chút sai sót trong quy trình bảo quản cũng có thể khiến cho chất lượng sữa mất đi. Trong bài viết này, Betimum sẽ hướng dẫn mẹ 3 cách trữ sữa đơn giản mà an toàn nhất!

1. Những sai lầm thường gặp trong cách trữ sữa mẹ

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng vô cùng quý giá với con. Trong sữa mẹ có những thành phần ưu việt mà không loại sữa nào có thể sánh bằng. Chính vì thế mà càng ngày, xu hướng nuôi con thuần sữa mẹ càng phổ biến. Thế nhưng, nuôi con bằng sữa mẹ vướng phải một vấn đề là điều kiện thời gian. Không phải lúc nào mẹ cũng có thể ở bên cho con bú được.

Bởi vậy, các bà mẹ sau sinh thường sốt sắng tìm cách trữ sữa mẹ cho con dùng dần. Tiếc là không có nhiều bà mẹ biết cách trữ sữa đúng, gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe của con. Thông thường, các bà mẹ mắc phải những sai lầm sau trong cách trữ sữa mẹ:

  • Giữ sữa mẹ quá lâu ở nhiệt độ phòng

Giữ sữa ở nhiệt độ phòng quá lâu sẽ khiến sữa bị thiu và hỏng

Giữ sữa ở nhiệt độ phòng quá lâu sẽ khiến sữa bị thiu và hỏng

Nếu như sữa mẹ được bảo quản ở nhiệt độ phòng bình thường, tương đương 37 độ, mẹ nên cho con bú ngay trong vòng 30 phút. Bởi để sữa ngoài không khí sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn xâm nhập. Bé bú sữa này không tránh khỏi các căn bệnh về tiêu hóa vô cùng nguy hiểm. Chưa kể đường có trong sữa mẹ rất dễ lên men gây ôi thiu.

  • Rã đông sai cách

Đây là trường hợp mẹ bảo quản sữa bằng phương pháp trữ lạnh, đông đá. Mẹ phải rã đông sữa trước rồi hâm nóng trong nhiệt độ khoảng 40 độ, sau đó mới cho con bú. Thế nhưng có rất nhiều bà mẹ rã đông không đúng cách. Điển hình là rã đông trực tiếp trong nước sôi, dùng lò vi sóng hay bếp đun để sữa từ dạng rắn chảy lỏng ra. Cách rã đông này khiến cho sữa bị mất chất, dễ ôi thiu và có nguy cơ gây bỏng cho trẻ nhỏ.

  • Lắc sữa quá mạnh tay sau khi rã đông

Sau khi rã đông, sữa mẹ sẽ có dạng nước trong cùng với váng sữa ở bề mặt. Nhiều mẹ thấy vậy thì lắc mạnh lên cho sữa hòa đều. Chính hành động này khiến cho các cấu trúc liên kết trong sữa bị phá vỡ. Các vitamin, khoáng chất và protein bị mất đi vô cùng hoang phí.

>>> Xem thêm: Top 10 thực phẩm lợi sữa cho mẹ sau sinh

2. Phương pháp trữ sữa mẹ đúng cách

Để con được hưởng trọn dòng sữa thơm lành từ mẹ, mẹ cần phải học những phương pháp trữ sữa mẹ đúng cách. Có 3 cách trữ sữa mẹ đơn giản, phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ:

2.1. Ở điều kiện thường

Sữa mẹ để ở ngoài điều kiện thường nên được sử dụng hết trong 25-30 phút
Sữa mẹ để ở ngoài điều kiện thường nên được sử dụng hết trong 25-30 phút

Thông thường, mẹ nên trữ sữa ở mức nhiệt độ tương đương ngăn mát tủ lạnh. Nhưng nếu không có kịp thời gian, hoặc bất thình lình tủ lạnh hỏng hay mất điện, mẹ buộc phải bảo quản sữa trong điều kiện thường. Ở nhiệt độ tương đương 37 độ, sau khi vắt sữa, mẹ hãy cho con bú hết ngay trong vòng 25-30 phút. Tuyệt đối không để ngoài môi trường bình thường lâu hơn. Sữa sẽ bị ôi thiu và dễ gây độc hại cho bé nếu bú.

2.2. Ở ngăn mát tủ lạnh

Nếu mẹ trữ sữa ở ngăn mát tủ lạnh, nên cho con bú hết trong vòng 18 tiếng. Vì trong tủ lạnh còn có chứa nhiều loại thực phẩm khác, mẹ nên tách biệt riêng phần sữa của con. Để tránh vi khuẩn xâm nhập vào sữa, mẹ nên trữ sữa bằng túi/bình sữa. Bảo quản kín hết mức bằng cách dán miệng túi hay vặn chặt nắp bình. Khi nào con có nhu cầu bú, mẹ đem túi/bình sữa này ngâm vào bát nước nóng 40 độ. Cho đến khi sữa đạt 38-40 độ thì mẹ có thể đem cho con bú.

2.3. Ở tủ đông, ngăn đá tủ lạnh

Bảo quản sữa ở tủ đông đá có hạn sử dụng lên đến 3 tháng
Bảo quản sữa ở tủ đông đá có hạn sử dụng lên đến 3 tháng

Nếu mẹ áp dụng cách trữ sữa mẹ bằng phương pháp cấp đông thì sữa sẽ để được đến 3 tháng. Việc bảo quản sữa trữ đông cũng không phức tạp. Mẹ chỉ cần vắt sữa vào bình hoặc túi rồi dán kín, cất vào tủ đá. Khi nào cần dùng, mẹ đem để túi/bình sữa xuống ngăn mát tủ lạnh trước 24 giờ. Đợi đến khi sữa đã tan chảy hết thì đem ngâm nước 40 độ để có sữa cho con bú.

3. Những lưu ý khi bảo quản sữa mẹ

Dù trong điều kiện nhiệt độ nào thì mẹ cũng nên chú ý những điều sau để bảo toàn chất lượng sữa cho con bú:

  • Không hâm nóng hay rã đông sữa bằng lò vi sóng, bếp đun.
  • Không trữ đông lại sữa đã rã đông
  • Không hòa sữa thừa với sữa mới vắt để rã đông
  • Không lắc mạnh bình/túi sữa sau khi rã đông

Hy vọng những thông tin mà Betimum chia sẻ trên đây đã mô tả đầy đủ cách trữ sữa mẹ dễ dàng nhất. Các phương pháp rất dễ nhớ và dễ thực hiện. Các bà mẹ sau sinh có thể tham khảo để con có được nguồn sữa trong lành, dinh dưỡng nhất nhé!