Giải đáp thắc mắc: Khi viêm tuyến vú có nên cho con bú

0
3096
Viêm tuyến vú có nên cho con bú

Viêm tuyến vú có nên cho con bú hay không? Đây là thắc mắc của rất nhiều bà mẹ sau sinh, không may mắn mắc phải căn bệnh viêm tuyến vú đầy nhức nhối. Ở bài viết này, Betimum sẽ giúp mẹ giải đáp thắc mắc đó nhé!

1. Nguyên nhân gây viêm tuyến vú

Thông thường, viêm tuyến vú gây ra bởi viêm tắc tuyến sữa kéo dài. Viêm tuyến vú có thể diễn ra ở một hoặc nhiều cơ quan trong kết cấu bầu sữa mẹ. Đặc biệt, tình trạng viêm sưng hay xảy ra ở các ống dẫn sữa, tuyến sữa.

Viêm tuyến vú xảy ra do viêm sưng tuyến sữa, ống dẫn sữa kéo dài

Viêm tuyến vú xảy ra do viêm sưng tuyến sữa, ống dẫn sữa kéo dài

Viêm tuyến vú có thể là do sữa bị mắc kẹt trong tuyến sữa. Viêm tuyến vú cũng có thể do các loại vi khuẩn truyền từ mũi, miệng con sang ti mẹ. Vi khuẩn rất dễ lan vào trong tuyến sữa thông qua các vết bầm tím, vết nứt ở đầu ti mẹ.

Phần lớn trường hợp bị viêm tuyến vú sau sinh là do mẹ cho con bú không đúng cách. Mẹ có thể bế con sai tư thế, hoặc cho con ngậm không đúng khớp bú. Bên cạnh đó, mẹ mặc áo ngực quá chật cũng khiến cho các vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào bầu sữa mẹ. Viêm tuyến vú thường xảy ra trong 12 tuần đầu tiên sau sinh.

2. Triệu chứng của viêm tuyến vú

Viêm tuyến vú thường biểu hiện các triệu chứng thông qua vẻ ngoài bầu sữa và những thay đổi trong sức khỏe tổng quan của mẹ sau sinh. Thông thường, có 6 triệu chứng mà mẹ có thể nhận biết để xác định là mình bị viêm tuyến vú:

Viêm tuyến vú gây đau sưng bầu ngực dữ dội

Viêm tuyến vú gây đau sưng bầu ngực dữ dội

  • Mẹ bị sưng đỏ bầu ngực
  • Mẹ bị căng tức ngực, khó chịu, nhất là ở phần trên của vú
  • Mẹ cảm thấy nóng rát, đau buốt ngực mỗi khi cho con bú
  • Mẹ thường xuyên cảm thấy rùng mình, ớn lạnh
  • Mẹ chán ăn, ăn không ngon, khó ngủ
  • Mẹ bị sốt cao kéo dài

Nếu mẹ nhận thấy mình có những dấu hiệu như trên, khả năng rất cao là mẹ đã bị viêm tuyến vú. Ngay khi có những triệu chứng đầu tiên, mẹ hãy khẩn trương đi khám bác sỹ nhé! Tiếp nhận phương pháp điều trị từ các cơ sở y tế sẽ giúp mẹ khỏi bệnh nhanh hơn.

Mẹ tuyệt đối không được chủ quan, lơ là với tình trạng sức khỏe của mình. Nếu không, tình trạng viêm tuyến vú sẽ trở nặng và sau thì rất khó điều trị. Lúc ấy mẹ sẽ rất mệt mỏi mà con thì lại không được bú mẹ nhiều.

>>> Xem thêm: TOP 8 nguyên nhân chủ yếu gây tắc tia sữa ở mẹ

3. Viêm tuyến vú có nên cho con bú không?

Viêm tuyến vú có nên cho con bú không có lẽ là điều thắc mắc lớn nhất của mọi bà mẹ không may mắc bệnh. Thực tế là có rất nhiều bà mẹ mặc định rằng viêm tuyến vú thì sữa sẽ bị ảnh hưởng và không cho con bú luôn.

Các bà mẹ này rất sợ con bị nhiễm khuẩn từ nguồn sữa bị tắc trong bầu ngực. Và đa số là khi cố gắng cho con bú thì mẹ sẽ phải chịu đựng những cơn đau buốt, nóng rát vô cùng tồi tệ. Vì thế, đa số các bà mẹ không cho con bú khi bị viêm tuyến vú.

Cho con bú giúp hỗ trợ điều trị viêm tuyến vú hiệu quả hơn

Cho con bú giúp hỗ trợ điều trị viêm tuyến vú hiệu quả hơn

Thế nhưng, các chuyên gia lại khuyên các bà mẹ rằng viêm tuyến vú nên cho con bú. Mẹ cho con bú đều đặn sẽ giúp thông tuyến sữa của mẹ nhanh chóng hơn. Như vậy, các ổ tắc, ổ viêm sẽ sớm được làm tan.

Điều mà mẹ cần ghi nhớ là lập một thời gian biểu khoa học cho con bú. Mẹ cần tính toán thời điểm và thời lượng bú của con để thiết lập lịch trình bú phù hợp. Tránh để con bú liền tù tì, ngậm vú mẹ quá lâu vì sẽ khiến đầu vú mẹ dễ bị viêm nhiễm hơn. Ngoài những lúc con bú ra thì mẹ hãy giữ cho bầu ngực khô thoáng, sạch sẽ nhất có thể.

4. Chữa viêm tuyến vú tại nhà như thế nào?

Nếu như viêm tuyến vú vẫn còn ở thể nhẹ, tốt nhất là mẹ hãy tập trung cho con bú nhiều, đều đặn hơn. Kèm theo đó là bồi dưỡng cơ thể một cách tổng quát. Mẹ cần nghỉ ngơi, thư giãn nhiều hơn để thể trạng và tinh thần không bị căng thẳng. Chỉ có như vậy thì nguồn sữa mới được tiết ra dễ hơn. Các ổ tắc sẽ được thông nhanh chóng.

Bên cạnh đó, mẹ có thể dùng các sản phẩm lợi sữa có thành phần từ thiên nhiên lành tính. Một số sản phẩm lợi sữa vừa có tác dụng kích thích tăng tiết sữa, vừa có thành phần thông viêm, triệt viêm tắc tuyến sữa. Betimum là một trong những sản phẩm lợi sữa có công hiệu như vậy.

Vậy câu trả lời cho “viêm tuyến vú có nên cho con bú không” đã được giải đáp. Giờ đây, mẹ có thể thoải mái “nhờ con” chữa bệnh được rồi! Tuy nhiên, trong trường hợp tình trạng bệnh ngày càng xấu đi, mẹ cần phải tìm gặp bác sĩ ngay để không khiến viêm tuyến vú biến chứng nguy hiểm hơn.