Viêm tuyến vú sau khi sinh hành hạ mẹ với những cơn đau buốt tận cùng. Sự mỏi mệt đến kiệt sức, chẳng dám cho con bú và vô vàn khó khăn của việc nuôi con… Tất cả kết thành một áp lực khổng lồ đè nén trên đôi vai mẹ.
1. Nguyên nhân gây viêm tuyến vú ở mẹ sau sinh
Cứ 3 mẹ thì có 1 mẹ bị viêm tuyến vú. Có thể nói, viêm tuyến vú chính là hậu quả hết sức nghiêm trọng của tắc tuyến sữa lâu ngày không chữa được. Những ổ tắc khiến cho sữa không được tiết ra khỏi bầu ngực như thông thường. Chúng chảy ngược vào trong, tích tụ lại gây sưng viêm vô cùng nhức nhối.
Viêm tuyến vú do tắc tia sữa gây nên có thể bắt nguồn từ nhiều nguy cơ tiềm ẩn. Đặc biệt là do mẹ có thể chất và tinh thần quá yếu. Mẹ thường xuyên căng thẳng, mỏi mệt, stress, hay trầm cảm, đều có thể khiến cho tuyến vú điều tiết sữa không ổn định.
Mẹ cho con bú không đúng tư thế, không đúng khớp ngậm gây viêm tuyến vú
Nguyên nhân cũng có thể do mẹ đang cho con bú sai cách. Mẹ cho con bú với tư thế không chính xác. Mẹ để con bú với khớp ngậm sai. Điều này sẽ tác động trực tiếp đến con đường luân chuyển sữa trong bầu ngực mẹ. Nó có thể gây tích tụ sữa tại một đoạn ống dẫn hoặc tuyến sữa nào đó. Lâu ngày, gây ra viêm tắc nghiêm trọng hơn.
Không chỉ là do tắc tia sữa cấu thành, viêm tuyến vú ở mẹ sau sinh còn có nguyên nhân do nhiễm khuẩn. Trong suốt 12 tuần đầu sau sinh, có thể mẹ đã cho con bú quá nhiều, ngậm vú mẹ quá lâu. Đây chính là lý do khiến cho đầu ti của mẹ bị tổn thương.
Thông thường, ngoài những lúc cho con bú ra, mẹ phải giữ cho đầu ti thật thông thoáng, khô ráo và sạch sẽ. Tuy nhiên, nếu mẹ cho con ngậm ti quá nhiều, khả năng đầu ti của mẹ sẽ bị loét, dễ sưng viêm. Nhiều khi con cắn mẹ, hoặc bú quá lâu cũng dẫn đến nguy cơ mẹ bị nứt cổ gà.
Các tổn thương này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn từ miệng, mũi của con, hoặc từ ngoài không khí xâm nhập vào trong bầu sữa mẹ và gây bệnh. Kèm theo là mẹ có thói quen mặc áo ngực quá chật, tạo thành môi trường bí bách, ẩm ướt cho bầu ngực, thì cũng dễ hình thành viêm tuyến vú.
2. Sai lầm của mẹ khi bị viêm tuyến vú sau sinh
Phần lớn các bà mẹ bị viêm tuyến vú sau sinh đều ngưng không cho con bú nữa. Một phần là do kiến thức của mẹ về bệnh và cấu tạo bầu sữa của mình còn chưa đủ. Một phần là do mẹ không chịu đựng được cảm giác đau đớn khi cho con bú khi bị bệnh.
Đa phần các bà mẹ không cho con bú khi viêm tuyến vú là vì sợ con bị nhiễm khuẩn. Đây là một suy nghĩ vô cùng sai lầm sẽ khiến cho tình trạng viêm tuyến vú ngày càng tệ hơn.
Mẹ phải hiểu rằng, viêm tuyến vú không hề lây truyền sang con. Với cấu tạo của bầu ngực, viêm tuyến vú sẽ gây tổn thương lên các thành ống dẫn sữa, tuyến sữa hoặc nhỏ hơn là ở các nang sữa. Sữa của mẹ không thể chảy xuôi mà chảy ngược, hoặc vi khuẩn gây viêm các bộ phận trong cơ cấu bầu ngực.
Viêm tuyến vú không hề làm suy giảm chất lượng sữa cho con. Không những không nên kiêng bú, mẹ cần phải cho con bú trong khi bị bệnh. Chính các hoạt động bú, mút của con sẽ giúp mẹ thông tắc tuyến sữa vô cùng hiệu quả.
>>> Xem thêm: 6 dấu hiệu viêm tuyến vú mà các mẹ cần biết
Trong trường hợp mẹ không có nhiều thời gian ở cạnh con, hoặc mẹ quá bận rộn với công việc, thì mẹ có thể dùng máy vắt sữa để hút sữa ra khỏi bầu ngực. Mẹ hãy lên một lịch trình vắt sữa thường xuyên. Đặc biệt là phải vắt trong một thời lượng tương đương với cữ bú của con.
Áp dụng phương pháp vắt sữa bằng máy hoặc bằng tay sẽ giúp kích thích phản xạ tiết sữa của mẹ. Kèm theo nguồn sữa dồi dào sẽ tạo ra một áp lực, một bên hút, một bên đẩy, giúp thông tuyến sữa hiệu quả hơn. Nguồn sữa này mẹ hãy đem trữ đông cho con dùng dần nhé!
3. Những biến chứng nguy hiểm khi mẹ viêm tuyến vú sau sinh
Nếu mẹ chủ quan không điều trị bệnh sớm, viêm tuyến vú có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Kể đến có áp-xe vú, xơ hóa tuyến vú, hoại tử vú hay ung thư vú. Tất cả những biến chứng này đều nguy hiểm đến mức có thể đe dọa tính mạng của mẹ.
Không chỉ là những cơn đau, viêm tuyến vú có thể gây ra ung thư vú
Vậy nên, mẹ hãy nhanh chóng điều trị trước khi bệnh tình đã quá nặng. Tìm gặp bác sĩ, điều trị theo đúng lộ trình. Và tốt nhất là mẹ nên có những biện pháp phòng ngừa từ sớm, đừng để trở thành nạn nhân của viêm tuyến vú thì hơn.
4. Phương pháp phòng ngừa viêm tuyến vú ở mẹ sau sinh
Để phòng ngừa được viêm tuyến vú, mẹ cần chú ý rất nhiều đến tình hình sức khỏe, thói quen ăn uống, sinh hoạt của bản thân. Mục đích sau cùng là để kích thích các hormone tạo sữa, tiết sữa mang tên prolactin và oxytocin được sản sinh dồi dào.
Chỉ khi các hormone này được sản sinh và làm đúng nhiệm vụ của nó, nguồn sữa của mẹ mới được tạo ra dồi dào, đều đặn. Nhờ đó, tình trạng tắc tuyến sữa, thiếu sữa, ít sữa, mất sữa không còn là nguy cơ tiềm ẩn cho căn bệnh viêm tuyến vú này nữa.
Mẹ hãy áp dụng những phương pháp phòng ngừa viêm tuyến vú như sau:
4.1. Cho con bú mẹ ngay sau khi sinh
Một trong những phương pháp giúp mẹ phòng ngừa được viêm tuyến vú chính là cho con bú ngay sau khi sinh. Nghe thì có vẻ mâu thuẫn với nguyên nhân gây ra viêm tuyến vú: để con bú quá nhiều, bú triền miên. Thế nhưng, cho con bú ngay sau khi sinh là cách để kích thích được nguồn sữa mẹ tiết ra dồi dào ngay từ đầu. Nó khác với việc để con ngậm vú mẹ quá lâu.
Cách này tránh được tình trạng tắc tia sữa ở mẹ sau sinh vô cùng hiệu quả. Đồng thời, những giọt sữa non đầu tiên cũng bổ sung cho con rất nhiều kháng thể có lợi cho hệ miễn dịch của con.
4.2. Cho con bú ít nhất 20 phút mỗi cữ
Một cách nữa để mẹ phòng ngừa viêm tuyến vú là cho con bú ít nhất 20 phút mỗi cữ. Tại sao lại là 20 phút? Các chuyên gia đã tính toán được đây là thời lượng lý tưởng để con bú cạn sữa mẹ trong một lần bú.
Sở dĩ cần cho con bú cạn sữa mẹ là vì sữa mẹ sẽ chỉ sản xuất thêm khi con đã sử dụng hết. Và sữa mẹ cũng sẽ được sản xuất, tiết ra theo đúng nhu cầu của con. Con bú bao nhiêu, sữa mẹ sản xuất bấy nhiêu. Con ngưng không bú mẹ nữa, thì sữa mẹ cũng không tiết ra nữa.
Không chỉ đem lại lợi ích phòng ngừa viêm tuyến vú, cho con bú ít nhất 20 phút mỗi cữ cũng giúp con ngủ ngoan, không quấy khóc. Vậy là mỗi đêm, mẹ có thể ngủ thêm 40-45 phút rồi đó! Nhờ vậy, mẹ sẽ có tinh thần sảng khoái, minh mẫn hơn.
4.3. Mẹ cho con bú đúng tư thế
Mẹ cần cho con nằm đúng tư thế khi bú, đồng thời có khớp bú chính xác. Nhờ vậy, con sẽ bú được nhiều sữa hơn. Sữa mẹ tiết ra dồi dào hơn mà con thì không bị mất sức. Hơn nữa, con bú đúng tư thế và đúng khớp ngậm sẽ dễ đi vào giấc ngủ hơn. Mẹ không mất công mất sức ru con, rong con cho con ngủ, vô cùng nhàn nhã.
Cho con bú đúng tư thế sẽ giúp ngăn chặn nguy cơ viêm tuyến vú. Bởi ống dẫn sữa và các tuyến sữa trong bầu ngực mẹ sẽ được thông thoáng. Không có tình trạng sữa tích tụ tại một điểm nào đó trong hệ thống bầu ngực, gây ra bít tắc.
4.4. Thiết lập thời gian bú, thời lượng bú cho con
Trẻ sơ sinh có thời gian bú rất “lung tung”, bởi con vẫn chưa phân biệt được ngày và đêm. Con chỉ có phản xạ bú khi đói và ngủ sâu để tiếp tục phát triển não, hoàn thiện các hệ thống và cơ chế hoạt động bên trong cơ thể. Tuy nhiên, mẹ hoàn toàn có thể giúp con ăn ngủ đúng guồng.
Mẹ hãy tính thoáng thời điểm, thời lượng bú của con để vạch ra một kế hoạch cho con bú chuẩn mực. Khi con ngủ lâu, mẹ có thể đánh thức con dậy cho con bú. Tập trung cho con bú đêm ít nhất 3 lần vào các khung giờ 2h, 4h và 6h. Bú đêm sẽ giúp con ngủ ngon hơn.
Dần dần, con sẽ quen với thói quen bú và ngủ đúng giờ. Mẹ cũng có thể tự thiết lập cho mình một lịch trình sinh hoạt, nghỉ ngơi điều độ hơn.
4.5. Mẹ cân đối chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt
Đây là yếu tố quan trọng bậc nhất giúp mẹ phòng ngừa các nguy cơ gây ra viêm tuyến vú. Để có thể lợi sữa ngay từ sau khi sinh con, thì trong quá trình mang thai, mẹ đã phải bồi bổ sức khỏe.
Mẹ cần chú ý thực đơn cho phụ nữ sau sinh, ăn các loại thực phẩm có công dụng lợi sữa như đu đủ, các loại hạt dinh dưỡng, các loại đậu, rong biển, gạo lứt… Đồng thời, mẹ hãy tránh xa các món ăn có khả năng gây mất sữa như dưa chua, măng chua… Nhờ đó, mẹ có một thể chất khỏe mạnh, và nguồn sữa cũng dồi dào hơn.
Bên cạnh đó, mẹ cần nghỉ ngơi thật nhiều để có một tâm lý vững vàng. Giữ cho tâm trạng luôn vui vẻ, thoải mái. Chỉ có vậy thì các hormone tạo sữa, tiết sữa mới được sản sinh đều đặn.
5. Cách điều trị viêm tuyến vú sau sinh
Chỉ cần mẹ biết cách điều trị, viêm tuyến vú sẽ không là điều gì quá đáng sợ. Khi mẹ mới chỉ có những dấu hiệu đầu tiên của viêm tuyến vú, hãy khẩn trương điều chỉnh lại thói quen ăn uống, sinh hoạt của mình. Mẹ hãy chăm chỉ cho con bú, thay đổi tư thế bú và khớp ngậm của con. Mẹ có thể kết hợp thêm massage nhẹ nhàng bầu ngực và dùng máy hút sữa để thông tắc tia sữa.
Mẹ hãy tìm gặp bác sĩ ngay nếu các triệu chứng bệnh quá nghiêm trọng
Còn nếu như bệnh đã trở nặng, mẹ phải chịu đựng những cơn đau nhói quá thường xuyên thì hãy đi khám ngay. Các bác sĩ sẽ giúp mẹ lấy lại sức khỏe cho bầu sữa của mình. Đừng để bệnh nặng đến mức mẹ phải cách ly khỏi con. Khi đó không chỉ mẹ mệt mỏi mà con cũng sẽ không có sữa mẹ để bú.
Bên cạnh đó, mẹ cũng nên sử dụng sản phẩm lợi sữa được chiết xuất từ nhiều thảo dược thiên nhiên, nhập khẩu từ các cơ sở dược liệu đầu ngành trên thế giới. Betimum chính là sản phẩm hoàn hảo nhất, không chỉ kích thích mẹ tăng tiết sữa mà còn giúp mẹ đẩy lùi triệu chứng của viêm tuyến vú sau sinh.
Miễn là mẹ không bao giờ chủ quan với căn bệnh viêm tuyến vú đầy nhức nhối này. Nếu như mẹ ngại không đi khám bác sĩ, trường hợp tệ nhất là mẹ phải cách ly hoàn toàn với con để chuẩn bị cho những đợt điều trị dài kỳ. Đừng để vì chủ quan mà con phải xa mẹ, phải xa rời bầu sữa của mẹ, mẹ nhé!