Một số thông tin “hay ho” về quy trình sản xuất và tiết sữa của mẹ

0
1115
Cơ chế tiết sữa mẹ

Tiết sữa là phản xạ đầy tự nhiên và hết mực thiêng liêng ở bất cứ bà mẹ nào. Tuy nhiên, mẹ đã thực sự có những cái nhìn khoa học nhất về vấn đề tiết sữa hay chưa? Ở bài viết này, Betimum sẽ bật mí một vài thông tin thú vị về quy trình sản xuất và tiết sữa của mẹ nhé!

1. Mẹ có thể tiết sữa bằng “tâm trí”

Có thể mẹ chưa biết, hiện tượng tiết sữa bị ảnh hưởng bởi cảm xúc, tâm trạng và tâm lý của người mẹ. Nghe thì có vẻ khó tin, nhưng đây hoàn toàn là điều dẫn chứng được bởi khoa học. Để giải thích rõ điều này, trước hết, mẹ cần nắm rõ quy trình sản xuất sữa mẹ.

Quá trình sản xuất và tiết sữa mẹ được kiểm soát bởi 4 hormone progesterone, estrogen, prolactin và oxytocin. Khi mẹ mang thai đến tháng thứ 4, progesterone sẽ báo hiệu cho cơ thể tạo sữa. Estrogen thì phát triển bầu ngực mẹ, với các tuyến sữa hình thành và kết cấu rõ ràng, sẵn sàng cho việc chứa đựng nguồn sữa dồi dào.

Hai loại hormone này sẽ ức chế hoạt động sản xuất sữa. Nhưng ngay khi con chào đời, nhau thai bong ra thì chúng sẽ tự động giảm hết mức. Chúng nhường chỗ cho hormone prolactin và oxytocin tạo sữa, tiết sữa mau lẹ.

Nói riêng về phương thức tiết sữa ở bầu ngực mẹ. Miêu tả một cách đơn giản, khi con bú, các dây thần kinh ở đầu ngực mẹ sẽ truyền thông tin lên não bộ. Não bộ của mẹ nhận được tín hiệu thì sản sinh ra prolactin tạo sữa và oxytocin tiết sữa. Oxytocin kích thích các nang sữa co bóp mạnh mẽ, giúp sữa được giải phóng khỏi đầu ti dồi dào hơn.

Con bú mẹ càng nhiều thì mẹ tiết sữa càng nhiều

Con bú mẹ càng nhiều thì mẹ tiết sữa càng nhiều

Ở rất nhiều bà mẹ, chưa cần cho con bú mà chỉ mới nghe tiếng con khóc, hoặc trông thấy con yêu thôi là ngực đã tự động tiết sữa rồi. Đó là do các tuyến sữa của mẹ hoạt động quá mạnh mẽ, và mẹ thì quá xúc động khi được ở bên con yêu.

Có thể nói tạo sữa, tiết sữa cho con bú là thiên chức của người mẹ. Thật vậy! Mối liên kết giữa mẹ và con mạnh mẽ và thiêng liêng đến mức mẹ có thể tiết sữa bất cứ khi nào con cần. Chỉ còn con có nhu cầu bú mẹ, con chịu bú mẹ, nhất định mẹ sẽ tiết sữa.

>>> Xem thêm: Tiết sữa bất thường – dấu hiệu cảnh báo bệnh lý u tuyến yên

2. Mẹ tiết sữa theo nhu cầu của con

Sau khi chào đời, nếu như mẹ cho con tiếp da ngay thì sẽ được chứng kiến cảnh tượng vô cùng kỳ diệu và thiêng liêng. Mẹ có biết là cho con tiếp da sớm, con sẽ thể hiện bản năng “tìm bầu sữa mẹ” ngay không?

Thật vậy, nhiều trẻ sơ sinh rất tuyệt vời. Khi được ôm ấp cơ thể mẹ, chúng tự động tìm đến bầu vú mẹ, ngậm vú và mút. Đây chính là bản năng vô cùng kỳ diệu ở những đứa trẻ. Thế nhưng không nhiều mẹ biết điều này, sau khi sinh thường trao ngay bầu sữa cho con bú. Nếu như mẹ kiên nhẫn một chút thì có thể được chứng kiến cảnh tượng xúc động đó rồi!

Sữa mẹ luôn luôn có sẵn đề chờ đợi con. Đây là một điều hết sức tự nhiên. Mẹ cứ cho con bú, các hormone tạo sữa, tiết sữa tự động được sản sinh. Và nguồn sữa của mẹ sẽ không bao giờ cạn kiệt. Chỉ cần con còn bú, mẹ sẽ còn sữa. Trừ khi mẹ không cho con bú nữa thì sữa của mẹ mới ngừng tiết ra.

Có thể mẹ cũng biết thói quen cai sữa khi con được 6 tháng tuổi. Từ xưa đến nay, mọi người thường truyền miệng rằng sữa mẹ sau 6 tháng, 1 năm sẽ chẳng còn chất gì nữa. Cho con bú chỉ khiến con bị còi cọc, suy dinh dưỡng thôi. Nhưng không! Khoa học lại chứng minh điều ngược lại.

Mẹ tiết sữa là phụ thuộc vào nhu cầu của con. Chỉ đến khi con đã lớn, và con không muốn bú mẹ nữa, thì có khả năng sữa mẹ không còn được tạo ra. Bởi vì con không bú thì não bộ của mẹ không còn sản sinh prolactin, oxytocin.

Hơn nữa, việc cho rằng sữa mẹ mất chất là hoàn toàn sai lầm. Sữa mẹ cho dù tiết ra ít hơn do nhu cầu của con ít dần sau thời gian, nhưng chất lượng sữa không bao giờ giảm sút. Sữa mẹ vẫn sẽ duy trì nguồn dinh dưỡng bất tận, bởi đó là những gì được chuyển hóa từ bữa ăn hàng ngày của mẹ. Trừ khi mẹ… không ăn nữa thì sữa mẹ mới mất chất được.

3. Có nhiều mẹ “không chịu” tiết sữa

Đáng buồn là có nhiều mẹ không thể tiết sữa như bình thường. Có nhiều mẹ đã tiết sữa non ngay trong thai kỳ, do tuyến sữa hoạt động quá mạnh mẽ. Còn lại, thường là ngay sau khi sinh, cho con ngậm vú là sữa mẹ đã tiết ra rồi. Vậy tại sao lại có những mẹ “không chịu” tiết sữa?

Mẹ bị mất sữa, tắc sữa, thiếu sữa nên không thể tiết sữa dồi dào cho con

Mẹ bị mất sữa, tắc sữa, thiếu sữa nên không thể tiết sữa dồi dào cho con

Đó là những bà mẹ đang phải đối mặt với các triệu chứng tắc sữa, mất sữa, ít sữa… Tắc sữa thì không còn xa lạ gì. Bởi cấu trúc phức tạp của bầu ngực với những nang sữa dày đặc nằm ngổn ngang, chỉ một thay đổi rất nhỏ trong con đường lưu chuyển sữa cũng có thể gây ra tắc. Còn mất sữa và ít sữa thì có thể do chế độ ăn uống, sinh hoạt của mẹ mất cân bằng. Mẹ kích sữa không đúng phương pháp hay mắc một số bệnh về bầu ngực. Sinh mổ cũng là một nguyên nhân của mất sữa, ít sữa.

Thực tế, có rất rất nhiều bà mẹ phải đối mặt với các tình trạng ấy. Để phòng tránh được các tình trạng trên, mẹ cần nắm rõ những nguyên nhân hàng đầu.

3.1. Tâm lý căng thẳng

Tâm lý căng thẳng, cảm xúc tiêu cực, suy nghĩ quá nhiều khiến cho hai loại hormone prolactin và oxytocin bị ngưng trệ. Kết quả là nguồn sữa không được sản xuất đều đặn, dồi dào. Thậm chí, sữa còn mất hẳn nếu như vấn đề tâm lý của mẹ quá nghiêm trọng.

3.2. Chế độ ăn uống thiếu khoa học

Ăn nhiều hay ăn ít không quan trọng. Quan trọng là mẹ có ăn đúng loại thực phẩm hay không. Có nhiều mẹ ăn rất nhiều chất béo, nhiều dầu mỡ. Điển hình có món “móng giò” tạo sữa huyền thoại, thực tế lại chính là nguyên nhân gây tắc sữa.

Nhiều bà mẹ cũng không tìm hiểu kỹ về chế độ dinh dưỡng. Ăn quá nhiều các thực phẩm có tính hàn, cay nóng hay các món muối xổi, có chứa độc cũng sẽ gây ra ít sữa, mất sữa. Nhiều bà mẹ thậm chí còn sử dụng chất kích thích, uống đồ uống chứa caffein nên sữa càng khó được sản xuất.

3.3. Tác dụng của thuốc trong quá trình mang thai

Các loại thuốc kháng sinh, giảm đau, kháng viêm mà mẹ sử dụng sẽ gây hại trực tiếp cho nguồn sữa. Các thành phần có trong thuốc sẽ cản trở sản sinh, ức chế các loại hormone tạo sữa, tiết sữa. Dùng một lần đã hại, nếu mẹ mà dùng thuốc thường xuyên trong thời gian dài thì hậu quả còn nghiêm trọng hơn nữa.

4. Làm thế nào để mẹ tiết sữa đúng tự nhiên?

Dù mẹ rơi vào tình trạng nào thì cũng đều có cách để mẹ gọi sữa về bình thường được. Chỉ có điều mẹ sẽ phải kiên trì một chút, và tránh hết sức việc có các cảm xúc tiêu cực.

4.1. Thư giãn tinh thần, nghỉ ngơi điều độ

Quan trọng là mẹ luôn giữ được tâm trạng thoải mái, đầu óc minh mẫn. Để làm được điều này, mẹ hãy dành nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn. Bớt suy nghĩ đến các vấn đề tiêu cực, và chỉ tập trung vào con yêu mà thôi.

Mẹ nghỉ ngơi điều độ để não bộ sản sinh nhiều hormone tạo sữa, tiết sữa, giúp lợi sữa

Mẹ nghỉ ngơi điều độ để não bộ sản sinh nhiều hormone tạo sữa, tiết sữa, giúp lợi sữa

Chỉ khi có một tinh thần thoải mái, thư giãn, não bộ mẹ mới sản sinh đủ prolactin và oxytocin tạo sữa, tiết sữa. Nếu như mẹ vui thôi cũng có thể tiết sữa bình thường, mẹ có lựa chọn vui vẻ mỗi ngày hay không?

4.2. Cho bé bú và vắt sữa nhiều hơn

Như đã phân tích cơ chế tiết sữa ở trên, cho con bú thường xuyên cũng là một giải pháp để mẹ tiết sữa đều đặn. Chăm chỉ cho con bú là cách để con giúp mẹ tiết sữa nhiều hơn. Mẹ đừng lo con chán ti mẹ, không thèm ngậm. Con tìm vú mẹ và bú là một bản năng tuyệt vời của con rồi. Không những thế, con còn có phản xạ bú mút khi được ngậm ti mẹ. Cho nên mẹ cứ thoải mái để con bú nhé!

Nếu như mẹ không có nhiều thời gian ở bên con, có thể dùng máy vắt sữa, hút sữa để tạo phản xạ tiết sữa cho ngực. Mẹ vắt sữa rồi đem trữ đông, lấy ra rã đông và hâm nóng cho con dùng dần cũng rất tốt. Mẹ tiết kiệm được thời gian, có thêm thời gian nghỉ ngơi, kích thích tạo sữa. Bên cạnh đó, con bú sữa mẹ cũng sẽ ngủ ngon hơn, bớt quấy khóc vào ban đêm.

4.3. Massage ngực đúng cách

Nhiều mẹ khi đối mặt với tắc sữa, thiếu sữa, mất sữa thường nặn ngực, vắt sữa bằng tay không. Đây là phương pháp kích sữa tốt, nhưng nếu tác dụng quá nhiều lực, hoặc không đủ khéo léo sẽ dễ gây ra viêm sưng, nhiễm trùng, tắc sữa nặng hơn.

Tốt nhất là mẹ hãy trân trọng, nâng niu bầu ngực của mình bằng cách massage ngực nhẹ nhàng. Đó cũng là giải pháp giúp mẹ tiết sữa tự nhiên một cách an toàn.

4.4. Áp dụng một số bài thuốc dân gian

Để mẹ tiết sữa được đúng tự nhiên, ngay từ khi mang thai hay sau khi sinh nở, đều có thể áp dụng các bài thuốc dân gian. Các bài thuốc dân gian lợi sữa có thành phần từ 100% thảo dược thiên nhiên sẽ rất lành tính, an toàn, và không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của con.

Các bài thuốc dân gian giúp lợi sữa kể đến có lá chè vằng, lá đinh lăng lợi sữa, lá dứa, lá mít hay đu đủ… Tuy rằng các bài thuốc này không đem lại hiệu quả tiết sữa nhanh chóng, nhưng chỉ cần mẹ kiên trì thì chắc chắn sẽ thấy được sữa về dồi dào nhanh thôi.

4.5. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng

Chú trọng vào ăn uống, chế độ dinh dưỡng thường ngày là vô cùng quan trọng để mẹ tiết sữa một cách tự nhiên, an toàn nhất. Thực phẩm là yếu tố thúc đẩy tăng tiết hormone mạnh mẽ không kém “tâm trí” của mẹ đâu! Đây là cách kích sữa, tăng tiết sữa từ bên trong vô cùng hiệu quả.

Mẹ hãy bổ sung nhiều các loại thực phẩm lợi sữa, tăng tiết sữa như các loại đậu, hạt, đu đủ, gạo lứt, rong biển… Đồng thời, tránh xa các nhóm thức ăn có nguy cơ làm mất sữa như măng chua, măng tươi, các loại gia vị cay nóng, chất kích thích hay chứa caffein…

Có thể thấy, dù mẹ có áp dụng phương pháp kích sữa, tăng tiết sữa nào, thì việc tác động từ bên trong vẫn là hiệu quả nhất. Để kích thích bầu ngực tiết sữa tự nhiên, mẹ hãy tìm hiểu các cách tăng tiết hormone prolactin, oxytocin từ bên trong nhé.

Để tiết sữa dồi dào, nhiều bà mẹ hiện đại đã tìm đến các sản phẩm lợi sữa. Betimum là một trong những bộ sản phẩm được ưa chuộng nhất, bởi có thành phần từ thảo dược thiên nhiên lành tính. Bên cạnh đó, bộ sản phẩm được bổ sung nhiều dưỡng chất nhập khẩu có lợi cho cả mẹ và con. Mẹ không chỉ được kích thích tăng tiết sữa, mà còn được cải thiện vấn đề tâm lý, tinh thần hết sức hiệu quả.

Bài viết trên đây đã chia sẻ những thông tin thú vị về quy trình sản xuất và tiết sữa của mẹ. Hy vọng rằng, qua bài viết này, mẹ có cái nhìn khoa học hơn về bầu sữa của mình. Nhờ vậy, mẹ có thể chuẩn bị được cho con dòng sữa trong lành, thơm ngon nhất, trao cho con trọn tình yêu thương mẹ nhé!