Tắc tia sữa là hiện tượng tuyến sữa vẫn tiết sữa bình thường nhưng lòng ống dẫn sữa bị hẹp bít lại khiến sữa không thể thoát ra ngoài được. Khi để lâu ngày không điều trị hoặc trong quá trình điều trị để xảy ra viêm nhiễm, bệnh sẽ trở thành tắc tia sữa có mủ – ác mộng của các mẹ sau sinh.
1. Sự khác nhau giữa tắc tia sữa có mủ và tắc tia sữa thông thường
Thực chất, tắc tia sữa có mủ là một cấp độ của tắc tia sữa thông thường. Tắc tia sữa có mủ thường gặp ở các mẹ sinh con lần đầu nhiều hơn do còn lúng túng không biết cách xử lý kịp thời, hiệu quả.
Bầu ngực căng cứng do sữa không được lưu thông, con bú không ra sữa
Ở cấp độ tắc tia sữa bình thường thì mẹ thấy bầu ngực căng tức nhưng con bú không có sữa chảy ra. Mẹ vắt bằng tay nhưng cũng chỉ chảy giọt mà sữa không thể bắn thành tia. Một số trường hợp, ngực mẹ như có cục u hoặc có sữa bị rỉ ra.
Khi tắc tia sữa có mủ rồi thì mẹ sẽ có thêm triệu chứng sốt cao khoảng 38,5 độ C. Tình trạng có mủ xảy ra khi mẹ bị tắc tia sữa 5-7 ngày mà không được điều trị. Đôi khi mủ xuất hiện nhanh hơn nếu sức khỏe của mẹ không được tốt.
2. Hiểm họa từ tắc tia sữa có mủ
Tuy không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng của mẹ nhưng tắc tia sữa có mủ vẫn là một mối hiểm họa sau sinh của các mẹ. Bởi:
Con không được phát triển toàn diện:
Khi mẹ bị tắc tia sữa có mủ, buộc phải tạm dừng cho con bú để điều trị nhằm đảm bảo sức khỏe cho con và mẹ. Khi đó, con sẽ phải sử dụng sữa công thức thay thế. Và như các mẹ đều biết, sữa mẹ tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Không một loại sữa công thức nào có thể đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của con như sữa mẹ.
Áp xe vú
Tắc tia sữa có mủ là nguyên do chính gây ra tình trạng áp xe vú – hiện tượng một bọc mủ hình thành trong các mô của cơ thể, thường bị gây ra bởi sự nhiễm khuẩn. Áp xe vú khá nguy hiểm đối với sức khỏe của mẹ. Nếu không được chữa trị kịp thời thì khối viêm mãn tính sẽ được hình thành, điều trị được nhưng dễ tái phát. Nghiêm trọng hơn, áp xe vú có thể làm mất sữa và hoại tử vú.
Suy nhược
Đây là hậu quả không thể tránh khỏi của tắc tia sữa có mủ. Tắc tia sữa có mủ không chỉ khiến mẹ sốt cao mà còn căng thẳng trầm trọng do lo lắng cho con và sức khỏe bản thân. Do vậy, tắc tia sữa có mủ cũng có thể dẫn đến trầm cảm sau sinh.
Tắc tia sữa có mủ có thể dẫn đến trầm cảm sau sinh
U xơ tuyến vú, u nang tuyến vú
Có nhiều trường hợp, tắc tia sữa có mủ còn dẫn đến việc hình thành các bệnh nguy hiểm như u xơ tuyến vú, u nang tuyến vú.
3. Những việc nên – không nên làm khi bị tắc tia sữa có mủ
Những việc nên làm khi bị tắc tia sữa có mủ
- Uống thuốc đều đặn theo chỉ định của bác sĩ
- Mặc áo lót rộng rãi, thấm hút mồ hôi. Nếu vẫn khó chịu mẹ nên bỏ áo lót trong giai đoạn này nhé!
- Uống nhiều nước
- Vắt sữa đều đặn để giảm áp lực căng tức bầu vú
- Nghỉ ngơi và có chế độ ăn uống phù hợp
- Bôi kem chống viêm
- Massage bầu ngực để đánh tan cục sữa đông.
Massage nhẹ nhàng bầu ngực để giảm tắc tia sữa
Những việc không nên làm khi bị tắc tia sữa có mủ
- Không cố gắng cho con bú để thông sữa: Do mủ tụ ở đầu vú nên nếu mẹ cố cho bé bú thì bé rất dễ bú phải mủ, rất nguy hiểm cho bé.
- Không tắm nước lạnh: Tắm bằng nước lạnh sẽ khiến tuyến sữa bị co lại và khiến tình trạng tắc sữa thêm nghiêm trọng.
- Không cố bóp, nặn mủ: Việc này rất dễ gây tổn thương ở đầu vú.
Tóm lại, tắc tia sữa có mủ rất nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và gián tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Do đó, việc phòng tránh, phát hiện sớm và điều trị kịp thời tắc tia sữa là vô cùng quan trọng. Mẹ nên sớm tham khảo một vài sản phẩm lợi sữa có tác dụng giảm tắc tia sữa để đảm bảo sức khỏe mẹ và bé nhé!