Mẹ cần lưu ý: 3 bệnh thường xuyên mắc ở trẻ nhỏ

0
1706
3 bệnh mắc ở trẻ nhỏ

Hệ thống miễn dịch của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện. Đây cũng là lý do vì sao, trẻ nhỏ rất dễ mắc bệnh? Giao mùa, bụi bẩn, không khí ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn phát triển và xâm nhập, tấn công vào cơ thể non yếu của trẻ nhỏ. Dưới đây là 3 loại bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ mà cha mẹ cần biết để ngăn ngừa và điều trị bệnh kịp thời.

1. Bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ

Bệnh chân tay miệng nổi mụn đỏ trong lòng bàn tay

Bệnh chân tay miệng nổi mụn đỏ trong lòng bàn tay

Bệnh chân tay miệng do các chủng virus cấp tính gây nên. Đây là loại bệnh có tính truyền nhiễm. Chúng có thể dễ dàng lây lan thông qua đường tiêu hóa. Bệnh chân tay miệng có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong năm. Bệnh chân tay miệng rất phổ biến ở trẻ nhỏ.

Bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ là bệnh xuất hiện những mụn ban đỏ hồng nhỏ. Chúng nổi trên bề mặt da, sờ có cảm giác cộm và không gây đau ngứa. Sau đó, những mụn đỏ này trở thành bóng nước. Chúng thường xuất hiện ở dưới lòng bàn tay, lòng bàn chân, miệng,…

1.2 Triệu chứng của bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ

Bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ là căn bệnh nguy hiểm. Vì có thế dẫn đến nguy cơ tử vong nếu không nhận biết sớm các triệu chứng. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ mà cha mẹ cần chú ý.

  • Sốt: Dấu hiệu của bệnh chân tay miệng là trẻ quấy khóc, sổ mũi, hắt hơi. Sau khoảng 12 giờ, trẻ bắt đầu với những cơn nóng sốt trên 38 độ C. Khi thấy trẻ sốt cao 40-41 độ C có thể sẽ thấy triệu chứng co giật.
  • Nổi mụn: Sau khi sốt khoảng 1-2 ngày liên tục, trên da trẻ bắt đầu xuất hiện những mụn đỏ. Sau đó, những mụn này trở thành những phỏng nước, nổi cộm, ẩn dưới da. Sau khoảng 2-3 ngày, mụn đóng vảy và bong ra. Những mụn ban thường xuất hiện tại các vị trí như: ở miệng, lòng bàn chân, lòng bàn tay, đầu gối, mông…
  • Hay giật mình: Đây là biểu hiện của nhiễm độc dây thần kinh. Giật mình thường xảy ra khi trẻ đang ngủ hoặc đang chơi đùa.
  • Ngoài ra, khi mắc bệnh chân tay miệng trẻ nhỏ còn đi kèm theo một số triệu chứng khác như: đau đầu, chóng mặt, nôn ói; đau bắp tay, chân, cơ thể nhức mỏi; tiêu chảy; khô cổ họng, khát nước và chán ăn

1.3 Cách chăm sóc bệnh chân tay miệng ở

Bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ nếu được chăm sóc đúng cách bệnh sẽ giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh. Vì vậy, khi chăm sóc trẻ nhỏ mắc bệnh chân tay miệng cha mẹ cần lưu ý những điều sau:

  • Cho trẻ ăn những loại thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa như súp, cháo loãng.
  • Bổ sung nước cho cơ thể hay cho trẻ bú mẹ nhiều hơn. Bởi vì trẻ mất khá nhiều nước khi sốt cao
  • Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ để trẻ dễ hấp thu và tiêu hóa
  • Tuyệt đối tránh ăn các loại trái cây như cam, quýt, bưởi… vì chúng chứa nhiều axit sẽ khiến các vết lở loét trong miệng đau rát.
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những người xung quanh. Bởi vì, chúng dễ dàng lây nhiễm qua nước bọt.
  • Cho trẻ nghỉ ngơi trong môi trường sạch sẽ, thoáng, không bụi bẩn và ẩm mốc.
  • Vệ sinh sạch sẽ cơ thể trẻ
  • Để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ cha mẹ hãy nên tạo lập cho trẻ thói quen vệ sinh sạch sẽ hàng ngày. Khi có dấu hiệu của mầm bệnh cần đưa đến các cơ sở y tế để thăm khám.

2. Bệnh sốt virus ở trẻ nhỏ

Trẻ sốt cao khi mắc bệnh sốt virus

Trẻ sốt cao khi mắc bệnh sốt virus

Bệnh sốt virus ở trẻ nhỏ do nhiều loại virus gây nên. Trẻ nhỏ sốt virus thường sốt cao từ 38 – 40 độ C. Kèm theo là những biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, chóng mặt, đau đầu… Nhận biết sớm các dấu hiệu sẽ giúp việc điều trị bênh được nhanh chóng và dễ dàng hơn.

2.1 Triệu chứng bệnh sốt virus ở trẻ nhỏ

Khi mắc bệnh sốt virus, trẻ nhỏ thường có biểu hiện người nóng rát, sốt cao. Sau đây là một số triệu chứng điển hình của bệnh sốt virus ở trẻ nhỏ.

  • Sốt cao: Đây là triệu chứng dễ nhận biết nhất của bệnh. Khi mắc bệnh sốt virus, trẻ thường sốt cao hơn 38 độ C, thậm chí sốt cao có thể lên đến 40 độ C. Sốt cao trẻ hay quấy khóc và nhức mỏi toàn thân.
  • Buồn nôn: Sốt cao cũng là nguyên nhân dẫn đến biểu hiện chóng mặt và nôn ói.
  • Đau đầu: Sốt virus cũng khiến trẻ đau đầu và đau nhức chân tay.
  • Viêm đường hô hấp: Trẻ sẽ thấy khó thở, nhịp thở nhanh, sổ mũi và hắt hơi liên tục khi bị sốt virus.
  • Rối loạn đường tiêu hóa: Trẻ sốt cao sẽ có thể dẫn đến đau bụng và tiêu chảy
  • Co giật: Đây là triệu chứng khi trẻ nhỏ sốt cao từ 40-41 độ C. Khi thấy trẻ co giật, cha mẹ cần đưa trẻ đến viện ngay lập tức.
  • Khô cổ họng: Sốt cao khiến trẻ mất nhiều nước. Do đó, sẽ cảm thấy đắng miệng, chán ăn và khát nước.
  • Nổi phát ban: Trên da trẻ sẽ nổi những mụn phát ban nhỏ li ti mọc khắp cơ thể. Dấu hiệu này thường xuất hiện sau 2-3 ngày sau khi trẻ sốt.
  • Nổi hạch: Vùng đầu, cổ thường nổi hạch to. Có thể sờ và cảm nhận thấy hoặc có thể nhìn thấy những cục hạch này nổi lên.

Khi thấy trẻ nhỏ có những triệu chứng nên trên, cha mẹ không nên bỏ qua nhé. Vì chỉ cần một dấu hiệu nhỏ thôi cũng sẽ để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

2.2 Cách chăm sóc bệnh sốt virus ở trẻ nhỏ

Khi đã xác định được các biểu hiện của bệnh sốt virus ở trẻ nhỏ, cha mẹ cần có cách chăm sóc cho trẻ tốt nhất. Chăm sóc trẻ đúng cách sẽ giúp trẻ mau chóng khỏi bệnh. Đây là điều mà cha mẹ cần phải biết. Dưới đây, là hướng dẫn cha mẹ chăm sóc trẻ nhỏ khi bị sốt virus.

  • Cặp nhiệt độ ở nách, miệng hoặc hậu môn để kiểm tra nhiệt độ của trẻ. Nên kẹp ít nhất 3 phút và kiểm tra nhiệt độ thường xuyên.
  • Dùng khăn mềm chườm ấm để làm hạ cơn sốt. Nếu dùng thuốc để hạ sốt cho trẻ, cha mẹ nên làm theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
  • Chế độ ăn: Khi sốt virus, cha mẹ nên cho trẻ ăn những loại thức ăn mềm như cháo loãng hay súp để bé dễ hấp thu và tiêu hóa dễ dàng. Bên cạnh đó, nên chia thành nhiều bữa nhỏ để trẻ ăn được nhiều hơn.
  • Uống nhiều nước để tránh gây mất nước. Đối với trẻ còn bú mẹ, nên tăng cữ bú mỗi ngày.

Ngoài ra, trẻ nhỏ khi bị sốt virus cần có không gian nghỉ ngơi thoáng mát, thoải mái, không ồn ào, nhiều khí ẩm và không bụi bẩn.

3. Bệnh sốt phát ban ở trẻ nhỏ

Nổi đốm nhỏ li ti trên da khi trẻ mắc bệnh sốt phát ban

Nổi đốm nhỏ li ti trên da khi trẻ mắc bệnh sốt phát ban

Sốt phát ban là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ. Bệnh gây sốt cao và nổi những đốm đỏ li ti trên da, lan khắp cơ thể. Bệnh sốt phát ban ở trẻ nhỏ do virus Herpes 6 hoặc 7 gây nên và bệnh dễ dàng lây nhiễm qua đường hô hấp. Bệnh sẽ khỏi trong vòng 5-7 ngày nếu nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh và được chăm sóc đúng cách.

3.1 Triệu chứng bệnh sốt phát ban ở trẻ nhỏ

Triệu chứng của bệnh sốt phát ban ở trẻ nhỏ không quá khó để nhận biết. Thông thường sốt phát ban sẽ nổi các mẩn đỏ khắp cơ thể và đi kèm một biểu hiện như chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi và toàn thân đau nhức. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến của bệnh sốt phát ban mà cha mẹ cần phải biết:

  • Sốt: Triệu chứng dễ nhận biết nhất. Trẻ sốt cao khoảng 38-40 độ C, cơ thể nóng rát, mệt mỏi và có thể thấy đau đầu, chóng mặt, nôn ói
  • Nổi phát ban: Trong cơn sốt, trên da trẻ xuất hiện những đốm đỏ nhỏ. Phát ban bắt đầu mọc từ vùng ngực, lưng sau đó lan rộng đến một số vùng khác như cánh tay, cánh chân, bụng, mặt,… Chúng có thể lan ra toàn cơ thể và biến mất sau vài ngày mà không gây khó chịu cho trẻ.
  • Hắt hơi, đau họng và sổ mũi liên tục
  • Khô cổ họng, đắng miệng và khiến trẻ biếng ăn
  • Hôn mê, ngủ nhiều, ngủ li bì
  • Co giật khi trẻ sốt quá cao
  • Rối loạn hệ tiêu hóa, tiêu chảy hoặc đi phân ra máu
  • Sưng mí mắt, mắt nóng đỏ và hay chảy nước mắt

Chú ý: Khi thấy trẻ xuất hiện triệu chứng co giật, cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế ngay lập tức. Tránh để dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

3.2 Cách chăm sóc bệnh sốt phát ban ở trẻ nhỏ

Bệnh sốt phát ban ở trẻ nhỏ nếu được chăm sóc đúng cách sẽ giúp trẻ nhanh chóng khỏe mạnh và khỏi bệnh. Một số nguyên tắc cha mẹ cần chú ý khi chăm sóc trẻ nhỏ mắc bệnh sốt phát ban:
Dùng khăn ấm để làm mát cơ thể trẻ khi bị sốt. Nếu uống thuốc hạ sốt thì hãy tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ.

  • Mặc cho trẻ quần áo rộng rãi và thoáng. Không được mặc quần áo chật, vì chất liệu vào gây kích ứng cho da.
  • Cho trẻ ăn những loại thức ăn mềm và giàu các chất dinh dưỡng như cháo, súp.
  • Cần cho trẻ bú nhiều hơn, uống nhiều nước hơn. Đặc biệt, nên uống các loại nước ép hoa quả như cam, táo, dưa hấu,… để cung cấp vitamin giúp trẻ tăng cường sức khỏe và nhanh hồi phục sức khỏe.
  • Để trẻ không chán ăn và dễ hấp thu thức ăn, cha mẹ nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ cho bé.
  • Giúp trẻ thông mũi bằng nước muối sinh lý. Điều này giúp trẻ dễ thở, dễ ăn và dễ ngủ hơn.
  • Vệ sinh cơ thể trẻ luôn sạch sẽ
  • Hạn chế cho trẻ nhỏ đến những nơi công cộng, đông người.

Hiện nay, bệnh sốt phát ban ở trẻ nhỏ chưa có vacxin phòng ngừa. Vì vậy, cách tốt nhất để phòng tránh bệnh là không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh. Tao lập cho trẻ thói quen giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, ăn chín và uống sôi mỗi ngày.

Chú ý: Nếu thấy trẻ sốt phát ban trên 7 ngày và phát ban không thuyên giảm sau 3 ngày cần đưa trẻ đi khám ngay lập tức. Tránh dẫn đến biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này nhé.

>>> Xem thêm: Sốt phát ban ở trẻ nhỏ và những điều bố mẹ cần biết

Trẻ nhỏ cần được cha mẹ quan tâm và chăm sóc đúng cách. Do đó, hiểu và nắm rõ các nguyên nhân, dấu hiệu của 3 loại bệnh trên sẽ giúp cha mẹ điều trị bệnh cho trẻ dễ dàng hơn rất nhiều. Con khỏe và phát triển mỗi ngày luôn là điều mà cha mẹ nào cũng mong muốn. Chính vì vậy, hãy chăm sóc và bảo vệ trẻ chống mọi loại vi khuẩn gây bệnh mẹ nhé!