Cách gọi sữa về sau khi mất sữa luôn là điều mà nhiều mẹ sau sinh trăn trở. Mất sữa sau sinh, con quấy khóc, còi cọc, gia đình đè nén và vô vàn áp lực khiến cho mẹ hoang mang, mệt mỏi. Vậy đâu là giải pháp? Hãy cùng Betimum tìm hiểu qua bài viết dưới đây…
1. Thế nào là mất sữa sau sinh?
- Cơ chế tạo sữa phụ thuộc vào hoạt động của các tuyến sữa trong bầu ngực mẹ. Đầu tiên, sữa được sản xuất, lưu trữ trong các nang sữa. Đến đúng thời điểm, con chào đời, các tuyến sữa sẽ được kích thích để ống dẫn tiết ra sữa.
- Vậy, mất sữa sau sinh là tình trạng các tuyến sữa của mẹ không hoạt động bình thường. Mẹ không có sữa để tiết ra cho con bú dù cố nặn, vắt thế nào. Hiện tượng này có thể đột ngột xảy ra hoặc diễn biến từ từ trước khi mất hẳn.
2. Tại sao mẹ bị mất sữa?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đến hiện tượng mất sữa. Kể đến có vấn đề tâm lý, tình hình thể trạng, hormone tiết sữa, chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi… Nắm rõ được các nguyên nhân sẽ giúp mẹ phòng ngừa, hoặc có cách gọi sữa về sau khi mất sữa hiệu quả nhất.
2.1. Vấn đề tâm lý
Mẹ cần hiểu vấn đề tâm lý và hoạt động của các hormone trong cơ thể có sự kết nối chặt chẽ. Để bầu ngực sản xuất và tiết ra sữa, não bộ của mẹ cần sản sinh 2 loại hormone mang tên Prolactin và Oxytocin.
Mẹ mất sữa do bị áp lực tâm lý
Nếu mẹ chịu nhiều áp lực, căng thẳng, hay thường xuyên buồn bã, mệt mỏi, thì 2 loại hormone này giảm xuống. Kéo theo đó là lượng sữa của mẹ ít dần và mất hẳn. Đây chính là nguyên nhân chính yếu gây ra hiện tượng mất sữa sau sinh.
2.2. Tình hình thể trạng
Nhiều bà mẹ không có thể trạng khỏe mạnh, luôn yếu ớt và sau khi sinh nở thì thể trạng còn giảm sút nghiêm trọng. Điều này khiến cho mẹ mệt mỏi, sức lực yếu, thiếu dinh dưỡng, nên rất khó tạo tiết sữa cho con bú.
2.3. Hormone tiết sữa
Như đã nhắc đến ở trên, yếu tố tâm lý ảnh hưởng rất nhiều đến sự sản sinh các hormone tiết sữa. Thiếu Prolactin, nguồn sữa mẹ sản xuất ra không được dồi dào. Còn thiếu Oxytocin, rất khó để bầu ngực tiết ra sữa cho con bú.
2.4. Chế độ dinh dưỡng
Mẹ bồi bổ quá nhiều hay thiếu dinh dưỡng thì đều ảnh hưởng đến khả năng sản xuất sữa. Nếu mẹ không hấp thụ nguồn dinh dưỡng thiết yếu, đương nhiên nguồn sữa hạn hữu. Còn nếu mẹ ăn quá đa dạng, ăn phải những thực phẩm gây mất sữa, ít sữa thì hậu quả sẽ thấy ngay.
2.5. Chế độ nghỉ ngơi
Căng thẳng quá mức, thiếu ngủ thường xuyên, chăm con trong căn phòng kín, ít giao tiếp với bên ngoài…, tất cả tác động đến thể trạng và tâm lý của bà mẹ. Đây cũng là lý do gây ra mất sữa khiến nhiều mẹ sốt sắng tìm cách gọi sữa về sau khi mất sữa.
2.6. Kinh nghiệm chăm con
Mẹ thiếu kinh nghiệm chăm con, thường xuyên cho con dùng ti giả, cho con uống sữa công thức hay cho con bú không tròn cữ cũng sẽ gây ra tình trạng mất sữa. Mẹ cần dành thời gian tìm hiểu, bổ sung kiến thức về cách chăm con, nuôi con để sau sinh không còn bỡ ngỡ.
2.7. Cách cho con bú
Dù áp dụng bao nhiêu cách gọi sữa về sau khi mất sữa, nếu không cho con bú đúng cách thì mẹ vẫn mất sữa bình thường. Mẹ cần biết cách cho con bú đúng khớp, đúng cữ, đúng thời điểm, tạo một thời gian bú khoa học để kích thích tuyến sữa hoạt động hiệu quả.
2.8. Phương pháp sinh đẻ
Nếu mẹ đẻ thường, việc tiết sữa có thể diễn ra bình thường do các hormone được điều tiết đúng theo tự nhiên. Nhưng nếu mẹ đẻ mổ thì quá trình tiết sữa sẽ khó khăn hơn. Cơn đau còn lại sau phẫu thuật, kèm theo tác dụng của thuốc kháng viêm, giảm đau là nguyên nhân chính.
Sinh mổ và sinh non là nguyên nhân gây mất sữa
Còn một trường hợp khác xảy ra ở các bà mẹ sinh non. Khi cơ chế tạo sữa chưa được hoàn thiện, lượng sữa chưa được sản xuất nhiều thì con không có đủ sữa để bú. Sữa cứ thế ít dần, ít dần và cuối cùng là mất hẳn.
>>> Đọc thêm: Nguyên nhân và biện pháp khắc phục tình trạng mẹ sinh mổ ít sữa
2.9. Tác dụng của thuốc
Nhiều loại thuốc có chứa thành phần gây ức chế hormone tạo sữa và tiết sữa. Việc mẹ sau sinh dùng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ, hoặc bắt buộc phải dùng thuốc để trị bệnh, rất dễ gây ra tình trạng mất sữa.
3. Làm thế nào để mẹ biết chính xác mình đang mất sữa?
Nếu bị mất sữa, mẹ sẽ nhận thấy các biểu hiện cơ bản như ngực lỏng lẻo, không căng cứng, khi cho bú có cảm giác đau nhói. Con bú đến rát cả đầu ngực mà bầu vú vẫn lép xẹp. Cho dù mẹ có massage, chườm nóng, vắt, nặn đủ kiểu thì sữa cũng không chảy ra một giọt.
Mất sữa khiến cho mẹ rất mệt mỏi, khó ăn, khó tiêu, thậm chí là khó thở. Kèm theo là các biểu hiện như tiểu tiện dài, đại tiện bất thường. Nhiều mẹ nhợt nhạt, tái sạm vì mất sữa, nhưng cũng có những mẹ khác căng thẳng đến phát sốt.
4. Đâu là cách gọi sữa về sau khi mất sữa?
Chẳng bà mẹ nào có thể chịu đựng được tình trạng mất sữa quá 1 ngày. Nhìn thấy con quấy khóc, đòi sữa, mẹ nào cũng sẽ sốt ruột, lo lắng đến mất ăn, mất ngủ. Chính vì thế mà mẹ cần nhanh chóng tìm hiểu và áp dụng các cách gọi sữa về sau khi mất sữa:
4.1. Thư giãn tinh thần
Đây là điều quan trọng nhất mà mẹ cần chú trọng. Chỉ khi có được tinh thần thoải mái, thực sự thư giãn thì não bộ của mẹ mới sản sinh được nhiều hormone tạo sữa và tiết sữa. Khi cho con bú, mẹ cần thực sự chuyên tâm, tuyệt đối đừng lo lắng và sốt ruột.
Mọi áp lực tâm lý từ những người xung quanh như gia đình, hàng xóm, hay từ chính người chồng của mình, mẹ hãy cố gắng gạt bỏ khỏi tâm trí. Chỉ khi toàn tâm toàn ý lo cho đứa con của mình, mẹ mới có thể cảm nhận được dòng sữa trở về trong bầu ngực.
4.2. Cho bé bú và vắt sữa nhiều hơn
Việc cho con bú thường xuyên và vắt sữa đều đặn sẽ giúp kích thích các hormone Prolactin và Oxytocin. Con ngậm vú mẹ sẽ tác động trực tiếp vào các đầu dây thần kinh tiết sữa. Vắt sữa đều theo cữ sẽ tạo ra một nhịp điệu tiết sữa đều đặn, tăng phản xạ tiết sữa cho con.
Cho con bú hoặc vắt sữa thường xuyên để phòng tránh mất sữa
Bên cạnh đó, việc mẹ vắt sữa để trữ đông, trữ lạnh cho con dùng dần cũng tiết kiệm được kha khá thời gian. Mẹ có vừa dùng máy vắt sữa, vừa làm những việc khác, hoặc dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi để sữa về nhiều hơn.
4.3. Massage ngực đúng cách
Đa số mẹ bị mất sữa đều sẽ vắt, nặn, bóp ngực để sữa tiết ra. Những thao tác không chính xác và có phần “mạnh bạo” dẫn đến nguy cơ sưng, viêm, nhiễm trùng tuyến vú vô cùng nguy hiểm. Tốt nhất là các mẹ massage ngực nhẹ nhàng, đều đặn và kiên trì.
Khi đó, kết hợp với thư giãn tinh thần, các thao tác cho con bú đúng và vắt sữa thường xuyên sẽ tác động vào quy trình tiết sữa ở mẹ. Dần dần mẹ sẽ cảm nhận được bầu ngực căng tức do sữa về ngay thôi!
4.4. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng
Không thể bỏ qua chế độ dinh dưỡng khi nhắc đến sữa mẹ. Đây là cách gọi sữa về sau khi mất sữa quan trọng nhất mà mẹ cần lưu tâm. Mẹ cần bổ sung các loại thực phẩm lợi sữa như đu đủ, các loại đậu, hạt, và tránh xa đồ ăn gây mất sữa như măng, dưa chua, lá bạc hà…
4.5. Áp dụng một số bài thuốc dân gian
Sử dụng lá chè vằng lợi sữa, lá dứa, lá mít hay đu đủ xanh hàng ngày sẽ giúp mẹ mất sữa tìm lại được nguồn sữa của mình. Các bài thuốc dân gian cần rất nhiều sự kiên trì nhưng cũng sẽ đem lại hiệu quả lợi sữa như mong muốn. Tuy nhiên, con thì không thể kiên trì được như mẹ.
Mẹ mất sữa, con sẽ quấy khóc, ỉ ôi. Đâu là cách gọi sữa về sau khi mất sữa nhanh chóng và an toàn? Song hành với 5 phương pháp thiết yếu nêu trên, mẹ cũng nên tìm hiểu các sản phẩm lợi sữa có thành phần từ nhiều loại thảo dược thiên nhiên. Mẹ có thể tham khảo bộ sản phẩm lợi sữa Betimum, trị tắc sữa, mất sữa hiệu quả chỉ sau 3-5 ngày. Chúc mẹ mau chóng gọi được sữa về, cho con được hưởng trọn nguồn sữa trong lành mẹ nhé!