Vén màn bí mật: Có nên nặn sữa non khi mang thai?

0
2883

Vì sữa non có hàm lượng giá trị dinh dưỡng rất cao, nên nhiều mẹ có suy nghĩ cố gắng nặn sữa non trong thời gian mang thai để có thể dự trữ cho bé bú. Và dường như đó là suy nghĩ chung của rất nhiều bà mẹ bỉm sữa, không chỉ thế nặn sữa non khi mang thai còn trở thành một trào lưu trong các nhóm mẹ và bé. Nhưng liệu rằng có nên nặn sữa non khi mang thai hay không? Hãy cùng Betimum đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây!

Sữa non và những tác dụng của sữa non đối với trẻ sơ sinh

Sữa non là sữa do cơ thể người mẹ tiết gia trong 48h đồng hồ sau khi mới sinh. Sữa non chứa hàm lượng dinh dưỡng rất lớn, đồng thời giúp cơ thể trẻ sơ sinh sản sinh ra các kháng thể tốt để bảo hệ miễn dịch, cũng như ngăn cản các tác nhân gây bệnh có thể gây tác động xấu đến trẻ. Nhờ thế mà trẻ khỏe mạnh, mau lớn và phát triển cả thể chất lẫn trí tuệ.

Sữa non là sữa do cơ thể mẹ tiết ra trong 48h sau sinh

Phong trào nặn sữa non khi mang thai

Khi các mẹ bầu vẫn đang băn khoăn không biết có nên nặn sữa non khi mang thai không thì trên mạng xã hội bắt đầu xuất hiện những bài viết khuyên phụ nữ mang thai từ tuần thứ 36 nên vắt sữa non trữ cho trẻ uống ngay sau sinh. Bài viết lo rằng trong trường hợp mẹ chưa có sữa hoặc vì lý do nào đó không thể cho con bú, trẻ phải cách ly mẹ, bé sẽ không sữa non để uống, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

Nặn sữa non khi mang thai ở tuần thứ 36 là đúng hay sai?

Có rất nhiều các mẹ đã tin tưởng vào thông tin của bài viết và bắt đầu nặn sữa từ khoảng giữa tuần 36 của thai kỳ. Tác giả đã khuyên các mẹ nên dùng tay nhẹ nhàng vắt sữa, mỗi ngày 3-5 lần, mỗi lần 3-5 phút. Sau đó dùng ống tiêm tiệt trùng (5ml – không kim) để thu từng giọt sữa non. Đồng thời ghi lại ngày nặn sữa rồi trữ lạnh. Bố mẹ bảo quản và mang theo khi đi sinh, lúc cần dùng bỏ ra và hâm nóng, đút cho bé ăn. Việc nặn sữa non khi mang thai này giúp bé có một lượng sữa tích trữ đầy đủ để sử dụng lúc cần thiết. Tuy nhiên, liệu rằng quan niệm này có đúng hay không? Cùng đi tìm giải đáp ở nội dung tiếp theo của bài viết.

Có nên nặn sữa non khi mang thai hay không?

Đúng là từ tháng thứ 7 trở đi, các mẹ đã bắt đầu hình thành sữa non nhưng khi đó lượng sữa không nhiều và để vắt được phải nặn khá vất vả. Trong khi đó, sau khi sinh, phản xạ tiết sữa rất mạnh, kết hợp với động tác bú mút của trẻ sơ sinh sẽ giúp sữa ra nhiều hơn, đủ đáp ứng cho nhu cầu của trẻ ngay.

Khi nhận được câu hỏi: Có nên nặn sữa non khi mang thai hay không? Các bác sĩ khoa sản bệnh viện trung ương đã chia sẻ rằng, với thói quen sinh hoạt chưa đảm bảo vệ sinh như ở Việt Nam, việc trữ sữa non cho trẻ mới sinh có thể tiềm ẩn nguy cơ trẻ bị nhiễm trùng khi quy trình từ lúc vắt tới bảo quản, mang ra cho trẻ bú không hề đảm bảo. Có thể nhiễm khuẩn và trở nên nguy hiểm với hệ miễn dịch còn non yếu của trẻ sơ sinh.

Nặn sữa non khi mang thai dễ khiến mẹ bầu gây cơn co tử cung, dễ sinh non

Không những thế, động tác vê, nặn núm vú còn có thể kích thích, gây cơn co tử cung, dễ khiến mẹ bầu sinh non. Đặc biệt với những trường hợp từng đẻ mổ hay có nhau tiền đạo, nếu có cơn gò tử cung sẽ dễ gây ra xuất huyết âm đạo ồ ạt, rất nguy hiểm. Vì vậy, các mẹ chịu đau nhức nặn sữa non chưa chắc đã hiệu quả mà tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.

Trong thời kỳ thai nghén, các mẹ bầu nên chăm sóc, vệ sinh đầu ti nhẹ nhàng để chuẩn bị cho việc tiết sữa tốt sau khi sinh bé, thay vì cố gắng nặn sữa. Bài viết trên đã giải quyết được thắc mắc của nhiều mẹ về việc có nên nặn sữa non khi mang thai hay không. Mong rằng các mẹ sẽ kiểm tra độ chính xác của các thông tin được tiếp nhận để tránh trường hợp bị hoang mang không rõ.