Bật mí những điều thú vị về cơ chế tiết sữa mẹ

0
5224
Quy trình tạo sữa tiết sữa ở mẹ

Cơ chế tiết sữa mẹ có mối liên hệ mật thiết với hoạt động sinh đẻ và cho con bú. Hiểu được cấu tạo bầu sữa và quá trình sản xuất sữa của mình, mẹ có thể giảm tránh tối đa tình trạng thiếu sữa, tắc sữa và mất sữa thường gặp. Hãy cùng Betimum tìm hiểu những điều thú vị về cơ chế tiết sữa mẹ qua bài viết dưới đây nhé!

1. Cấu tạo của bầu sữa mẹ

Bầu sữa mẹ có kết cấu khá phức tạp, bao gồm 5 lớp. Lớp ngoài cùng là da, bao bọc các thành phần bên trong. Lớp tiếp đến là mỡ dưới da với các bộ phận liên kết. Lớp này quyết định kích thước bộ ngực. Hai lớp này liên kết với dây chằng treo vú. Trong cùng là mô tuyến và mô sau tuyến vú.

Mô tuyến vú là bộ phận chính trong bầu ngực có chức năng tạo sữa, dẫn truyền và tiết sữa

Mô tuyến vú là bộ phận chính trong bầu ngực có chức năng tạo sữa, dẫn truyền và tiết sữa

Mô tuyến vú có cấu tạo đặc trưng mang tác dụng dẫn truyền sữa, tiết sữa. Bởi vậy, đây là mô quan trọng nhất trong quy trình sản xuất và cơ chế tiết sữa mẹ. Tuyến vú có khoảng 20 thùy với 80 tiểu thùy, bao gồm rất nhiều nang sữa. Khi cơ thể mẹ tạo sữa, các nang này sẽ căng phồng lên, khiến cho cả bầu ngực mẹ trông nảy nở hơn. Tuyến vú bao trọn bầu ngực, xếp theo hình nan hoa. Chúng tập trung lại tại quầng vú, theo ống dẫn sữa giải phóng sữa ra khỏi bầu ngực.

2. Quy trình sản xuất sữa mẹ

Quá trình sản xuất sữa mẹ được kiểm soát bởi hormone chính là Prolactin. Quy trình này được điều tiết bởi hệ thống tuyến sữa dày đặc trong bầu sữa mẹ. Khi mẹ mang thai đến giữa thai kỳ, Progesterone sẽ báo hiệu cho cơ thể tạo sữa. Estrogen tham gia quá trình này để giúp bầu ngực phát triển, sẵn sàng cho việc chứa đựng nguồn sữa dồi dào.

Trong khi mẹ mang thai, 2 hormone Progesterone và Estrogen sẽ ức chế hoạt động sản xuất sữa. Đó cũng là lúc sữa về trong bầu ngực mẹ và tích tụ lại tạo thành sữa non. Nhưng ngay khi con chào đời, nhau thai bong ra thì 2 hormone này tự động giảm sút nhanh chóng. Và ngay khi mẹ cho con bú, não bộ sẽ sản sinh ra Prolactin. Lúc đó thì sữa mẹ mới được sản xuất mạnh mẽ, dồi dào.

Chỉ sau khi sinh, prolactin mới được giải phóng để kích thích tuyến sữa tạo sữa và tiết ra cho con bú

Chỉ sau khi sinh, prolactin mới được giải phóng để kích thích tuyến sữa tạo sữa và tiết ra cho con bú

>>> Xem thêm: 6 dấu hiệu viêm tuyến vú mà các mẹ cần biết

Tương tự, nếu như mẹ ngưng cho con bú, cho con bú quá ít hoặc không đủ cữ, hàm lượng Prolactin lại tự động giảm. Sữa mẹ sẽ không được sản xuất nhiều nữa, mà giảm xuống mức tương đương với những cữ bú trước đó của con.

3. Cơ chế tiết sữa mẹ

Yếu tố chủ chốt trong cơ chế tiết sữa mẹ là hormone Oxytocin. Khi con ôm lấy bầu ngực mẹ, tìm vú mẹ để bú, bộ não của mẹ sẽ tự động sản sinh ra Oxytocin. Loại hormone này sẽ kích thích sự co bóp ở các nang sữa. Nhờ đó, con càng bú thì bầu ngực mẹ càng tiết sữa nhiều hơn. Càng lâu, hiện tượng tiết sữa này càng nhanh nhạy, trở thành phản xạ có điều kiện.

Hormone oxytocin kích thích các nang sữa co bóp, đẩy sữa ra các ống dẫn sữa, chảy vào miệng bé

Hormone oxytocin kích thích các nang sữa co bóp, đẩy sữa ra các ống dẫn sữa, chảy vào miệng bé

Thông thường, ngực mẹ tiết sữa chỉ trong khoảng vài giây sau khi con ngậm vú mẹ. Phản xạ tiết sữa này cũng có thể diễn ra vài lần trong một cữ bú. Điều đặc biệt là con lại có phản xạ tìm vú mẹ, bú liên tục khi ngậm được vú. Vậy nên, chỉ cần con còn bú thì sữa mẹ còn tiết ra. Nhiều mẹ chỉ cần nhìn thấy con, hoặc nghe con khóc là đã tiết sữa được rồi.

Vậy còn những mẹ bị thiếu sữa, ít sữa, mất sữa thì sao? Liệu nguyên nhân có phải do cơ chế sản xuất và tiết sữa này mà ra không? Thật vậy! Không phải bà mẹ nào cũng lựa chọn nuôi con thuần sữa mẹ. Không phải bà mẹ nào cũng cho con bú đúng cách. Cũng không phải bà mẹ nào cũng biết cách kích thích sản sinh các hormone tạo sữa, tiết sữa trong cơ thể mình.

Nếu mẹ nào đang gặp phải các vấn đề về nguồn sữa, mẹ nên chuyển sang nuôi con thuần sữa mẹ:

  • Thường xuyên cho con bú, cho con bú đủ cữ và bú nhiều về đêm
  • Thường xuyên massage bầu ngực và chăm chỉ vắt sữa nếu không được ở gần con
  • Bổ sung các thực phẩm lợi sữa vào thực đơn hàng ngày.
  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, chăm sóc bản thân để có “năng lượng” tạo sữa

Có thể tóm gọn rằng, cơ chế tiết sữa mẹ phụ thuộc vào hoạt động của các tuyến sữa trong bầu ngực mẹ. Hiểu được cơ chế này, mẹ có thể giảm thiểu hoặc tránh được các tình trạng thiếu sữa, tắc sữa, mất sữa. Hiện nay, các sản phẩm lợi sữa có thành phần từ thảo dược thiên nhiên và chiết xuất chất lượng cao đang được sử dụng phổ biến. Mẹ cũng có thể tham khảo và lựa chọn một sản phẩm lợi sữa phù hợp nhất nhé!