5 Dấu hiệu cảnh báo bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ

0
1490
5 dấu hiệu bệnh chân tay miệng

Bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ là một bệnh nhiễm trùng do virus gây nên. Vậy, bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không? Dấu hiệu nào cho biết trẻ đang mắc bệnh chân tay miệng? Để giáp đáp thắc mắc này, cha mẹ hãy cùng đọc bài viết sau đây nhé!

1. Bệnh chân tay miệng là gì?

Bệnh chân tay miệng nổi mụn nước ở trong lòng bàn tay

Bệnh chân tay miệng nổi mụn nước ở trong lòng bàn tay

Bệnh chân tay miệng là bệnh truyền nhiễm. Bệnh có thể lây lan từ người này sang người khác. Bệnh lây lan chủ yếu thông qua đường hô hấp, nhất là từ nước bọt. Bệnh chân tay miệng thường xuất hiện ở những trẻ nhỏ dưới 10 tuổi. Biểu hiện chính của bệnh chân tay miệng là mọc những mụn nước dưới da tại các vị trí như miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông. Đây cũng là những biểu hiện chính của bệnh chân tay miệng mà cha mẹ cần lưu ý.

2. Nguyên nhân gây bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ

Bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ do nhiều loại virus gây ra như coxsackievirus, echovirus. Nhưng chủ yếu là do 2 loại virus sau:

  • Virus Coxsackievirus A16 gây ra bệnh ở dạng nhẹ. Thường có thể tự khỏi bệnh trong vòng 7 – 10 ngày.
  • Virus Enterovirus 71 (EV71) gây ra bệnh ở dạng nặng. Nếu không điều trị nhanh chóng kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm não, ảnh hưởng đến thần kinh. Thậm chí, có thể dẫn đến tử vong.

3. Năm dấu hiệu nhận biết bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ

Trẻ nhỏ khi mắc bệnh chân tay miệng thường nổi những mụn đỏ hồng, mọc ở quanh miệng, lòng bàn chân, bàn tay. Những mụn đỏ này nổi trên bề mặt của da, nên rất dễ để nhận biết. Bên cạnh đó, còn xuất hiện một số biểu hiện khác như:

3.1 Trẻ hay giật mình

Khi trẻ mắc bệnh chân tay miệng thường có hay giật mình. Đây chính là dấu hiệu cho biết tình trạng nhiễm độc ở dây thần kinh dẫn đến co giật. Khi thấy con xuất hiện dấu hiệu hay giật mình, cha mẹ cần chú ý đến số lần trẻ giật mình có thường xuyên hay không. Nếu thấy dấu hiệu này xuất hiện nhiều lần, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế.

3.2 Sốt cao

Khi trẻ nhỏ mắc bệnh chân tay miệng thì dấu hiệu dễ nhận biết nhất đó là sốt cao. Khi trẻ nhỏ sốt thân nhiệt trẻ nóng và sốt cao trên 38 độ C. Lúc này, cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi. Khi nhiễm bệnh, trẻ sốt liên tục trong 2 ngày liên tiếp. Những cơn sốt kèm theo nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn và đau mỏi toàn thân.

Trẻ nhỏ sốt cao trên 38 độ C
Trẻ nhỏ sốt cao trên 38 độ C

Trẻ nhỏ sốt cao trên 38 độ C

3.3 Tổn thương ngoài da

Trên da trẻ nổi những mụn nước nhỏ và rát đỏ. Những mụn nước này thường xuất hiện tại các vị trí như lòng bàn tay, lòng bàn chân, xung quanh miệng, đầu gối,… Chúng mọc ẩn dưới da, sờ cộm, không gây đau và ngứa.

Trong khoang miệng bị lở loét

Trong khoang miệng bị lở loét

3.4 Quấy khóc

Trẻ nhỏ quấy khóc cả ngày lẫn đêm khi mắc bệnh chân tay miệng. Trẻ quấy khóc nhiều là do sốt cao gây đau mỏi toàn thân. Kèm theo đó là những nốt lở loét trong miệng gây đau nhức, khiến trẻ khó bú mẹ và tiếp nhận thức ăn.

3.5 Tiêu chảy

Khi trẻ nhỏ bị tiêu chảy hay đi ngoài ra máu thì đây là dấu hiệu cho biết trẻ đã mắc bệnh chân tay miệng. Cha mẹ cần chú ý đến tần suất trẻ đi ngoài. Nếu thấy trẻ nhỏ đi ngoài quá nhiều lần trong ngày cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để có phương pháp điều trị kịp thời.

4. Cách điều trị bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ

Bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ khi đã xác định rõ nguyên nhân và các dấu hiệu của bệnh cần đưa ra cách điều trị kịp thời. Tránh tình trạng để lại là những hậu quả khôn lường.

  • Hạ sốt: Bệnh chân tay miệng sẽ khiến trẻ sốt cao từ 38 độ C trở nên. Vì thế, khi thấy trẻ sốt cao, cha mẹ nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo sự hướng dẫn của các bác sĩ. Bên cạnh đó, nên dùng khăn ấm để làm mát cơ thể trẻ.
  • Cung cấp các chất dinh dưỡng: Khi bị bệnh, trẻ nhỏ thường sốt cao và lở loét miệng. Vì vậy, nên cho trẻ ăn thức ăn mềm như cháo, súp để dễ dàng tiêu hóa.
  • Bổ sung đủ nước: Cho trẻ bú mẹ nhiều lần hoặc cho uống nhiều nước để cung cấp đủ nước cho cơ thể.

>>>Xem thêm: Sốt phát ban ở trẻ nhỏ và những điều bố mẹ cần biết

Bệnh chân tay miệng ở trẻ sơ sinh là căn bệnh nguy hiểm. Bởi, chúng có thể lây lan rất nhanh và ảnh hưởng nguy hại đến sức khỏe nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách. Chính vì thế, khi thấy trẻ xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nhỏ nào của bệnh cha mẹ đừng chủ quan bỏ qua nhé. Hãy đưa trẻ đi khám để được tư vấn phương pháp điều trị bệnh tốt nhất.