Truy tìm 5 thủ phạm gây mất sữa hàng đầu và cách gọi sữa về cho mẹ

0
1771
thủ phạm gây mất sữa ở mẹ

Nhiều mẹ thường nhầm lẫn giữa việc giảm tiết sữa và mất sữa với nhau, cũng như chưa thực sự hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến việc mất sữa là gì. Điều này khiến mẹ mắc những sai lầm trong cách tìm biện pháp khắc phục cho mình và đi không đúng hướng. Để hiểu rõ vấn đề này, Betimum hôm nay sẽ cùng mẹ đi tìm hiểu các vấn đề liên quan đến việc mất sữa.

Nguyên nhân dẫn đến mất sữa là gì, làm sao để gọi sữa về?

Nguyên nhân dẫn đến mất sữa là gì, làm sao để gọi sữa về?

1. Mất sữa là gì?

Sữa mẹ được tiết ra sau khi mẹ sinh con phụ thuộc vào bốn hormone chính là: Estrogen, Progesterone, Oxytocin và Prolactin. Các hormone này kích thích tuyến sữa và co bóp để đẩy sữa ra bên ngoài. Khi cơ thể gặp vấn đề nào đó gây ảnh hưởng đến các hormone này thì sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn trong tiết sữa, lâu dần làm mất sữa. Vậy mất sữa thực chất là gì?

Mất sữa là gì?

Mất sữa chính là tình trạng tuyến sữa ngừng hoạt động sản xuất sữa và không còn sữa để tiết ra bên ngoài cho bé bú nữa. Hai bên ngực của mẹ xẹp và rất mềm, ngay cả khi mẹ đã cố nặn sữa và cho bé bú nhưng sữa vẫn không về. Có hai dạng mất sữa chính là mất sữa đột ngột và mất sữa ít dần đi:

  • Mất sữa đột ngột: Là hiện tượng sữa bị dừng đột ngột, mẹ bỗng bị mất sữa, sữa không về nữa khi bé bú hết.
  • Mất sữa ít dần đi: Hiện tượng này thường gặp hơn khi lượng sữa mẹ sẽ ngày một ít đi rồi mất hẳn, tình trạng này có thể kéo dài trên 1 tuần.

Mất sữa là hiện tượng tuyến vú ngừng sản xuất sữa và không tiết ra ngoài

Mất sữa là hiện tượng tuyến vú ngừng sản xuất sữa và không tiết ra ngoài

Dấu hiệu mẹ bị mất sữa?

Mất sữa khác với tắc tia sữa, mẹ cần phân biệt rõ ràng hai hiện tượng này để tránh tìm phương pháp khắc phục đúng nhất. Nếu tắc tia sữa là hiện tượng mẹ có nhiều sữa nhưng bé không thể bú được, sữa bị tắc nghẹn bên trong bầu ngực. Tắc tia sữa gây ra tình trạng ngực căng tức, đau nhức, mẹ có thể bị sốt.

Còn khi mẹ bị mất sữa thì sẽ gặp những dấu hiệu như sau:

  • Bầu ngực trở nên mềm, lỏng lẻo, xẹp và nhũn.
  • Khi massage và dù mẹ cố nặn nhưng sữa vẫn không tiết ra ngoài.
  • Không có cảm giác căng tức ngực.
  • Cho bé bú, dùng máy hút sữa nhưng vẫn không có sữa về

5 thủ phạm gây mất sữa cho mẹ hàng đầu

Khi bị mất sữa mẹ nào cũng sẽ vô cùng lo lắng, dễ bị stress và sợ sữa không thể có trở lại. Lúc này mẹ cần thật bình tĩnh để tìm ra nguyên nhân do đâu lại khiến mẹ bị mất sữa như vậy. Có tìm được nguyên nhân thì mẹ mới biết cách khắc phục sao cho cụ thể và đúng hướng nhất. Những thủ phạm chính gây mất sữa cho mẹ thường là:

Không cho bé bú ( cho bú ít, không đúng cách)

Có nhiều lý do khiến mẹ không cho bé bú như mẹ núm vú ngắn, bé khó bắt vú, hay bé bú không đúng tư thế khiến sữa mẹ không tiết ra làm bé chán bú. Khi bé không bú hoặc bú không đúng làm sữa không tiết ra bên ngoài sẽ báo tín hiệu cho cơ thể rằng bé không cần sữa nữa.

Điều này khiến cơ thể mẹ tiếp nhận sai thông tin và phản hồi lại, điều chỉnh lượng sữa và dẫn đến mất sữa cho mẹ.

Cho bé bú không đúng cách khiến mẹ bị mất sữa

Cho bé bú không đúng cách khiến mẹ bị mất sữa

Chế độ dinh dưỡng

Để có đủ sữa cho bé bú, mẹ cần có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và ăn đủ lượng ăn cần thiết. Nhiều mẹ vì sau sinh bị thừa cân, sợ béo, hay có thể hệ tiêu hóa chưa khỏe mạnh dẫn đến tình trạng không đủ dinh dưỡng cung cấp cho việc sản xuất sữa. Từ đó, dẫn đến tình trạng ít sữa, mất sữa.

Không nghỉ ngơi đủ giấc, mất ngủ

Nếu mẹ để ý sẽ nhận thấy rằng lượng sữa của mình tiết ra rất nhiều và phần lớn vào ban đêm khi đi ngủ. Bởi lẽ sự sản sinh hormone Prolactin kích thích tuyến sữa sẽ xảy ra vào ban đêm. Chính vì vậy, nếu mẹ thường xuyên mất ngủ, ngủ không đủ giấc, ngủ không ngon thì việc mất sữa là điều rất dễ hiểu.

Thiếu ngủ khiến mẹ mệt mỏi, là nguyên nhân khiến mẹ mất sữa

Thiếu ngủ khiến mẹ mệt mỏi, là nguyên nhân khiến mẹ mất sữa

Stress

Tâm lý ảnh hưởng rất nhiều đến việc sản sinh các hormone trong cơ thể đặc biệt là các hormone tiết sữa của mẹ. Khi căng thẳng quá độ, cơ thể mẹ sẽ rất mệt mỏi, năng lượng giảm sút ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiết các hormone. Sau sinh, áp lực chăm con, sự mệt mỏi từ cơ thể chưa khỏe hẳn khiến mẹ rất dễ bị stress gây ra tình trạng mất sữa.

Bệnh lý

Sau sinh nhiều mẹ sức khỏe rất yếu, mất nhiều thời bình phục, nhất là các mẹ sinh mổ lại phải sử dụng nhiều kháng sinh. Ngoài ra có nhiều mẹ sử dụng các loại thuốc tránh thai hay bị bệnh cần uống thuốc gây ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa. Hoặc mẹ gặp phải các bệnh lý tại tuyến vú như áp xe vú, u nang tuyến vú, bệnh tuyến giáp,… Đây là những nguyên nhân lớn gây ra tình trạng mất sữa cho mẹ.

Cách gọi sữa về cho mẹ bị mất sữa

Mất sữa đột ngột hay mất sữa từ từ sẽ có thể dẫn đến tình trạng mất sữa hoàn toàn, vĩnh viễn. Tuy nhiên nếu mẹ biết cách gọi sữa về ngay khi nhận thấy các dấu hiệu mất sữa thì đều có thể có sữa lại nhanh chóng. Mẹ có thể áp dụng các cách sau:

Cách gọi sữa về nhanh chóng cho mẹ

Cách gọi sữa về nhanh chóng cho mẹ

  • Sử dụng thực phẩm lợi sữa: Có rất nhiều các thực phẩm lợi sữa như rau củ, hoa quả, các loại thịt, các loại nước uống mà mẹ có thể sử dụng hàng ngày.
  • Massage: Dù những ngày đầu việc massage sẽ không có tác dụng, nhưng mẹ hãy kiên trì thực hiện đều đặn để kích thích cho tuyến sữa hoạt động trở lại.
  • Cho bé bú: Cũng như việc massage, cho bé bú chính là cách kích thích tuyến sữa hoạt động, thông báo với cơ thể bé đang cần sữa để giúp sữa mau về lại hơn.
  • Sản phẩm lợi sữa: Các sản phẩm lợi sữa có nhiều tác dụng như ổn định tâm lý, lợi sữa, kích thích sữa về nhiều hơn sẽ giúp bạn mau chóng gọi sữa về.
  • Nghỉ ngơi: Đây là điều rất cần thiết cho mẹ, mẹ nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, nhờ người thân chia sẻ bớt gánh nặng chăm con để chăm chút cho sức khỏe của mình.

 

Điều quan trọng nhất khi bị mất sữa là mẹ không được lo lắng, đừng để mình lại rơi vào stress sẽ chỉ khiến tình trạng trở nên nặng nề hơn. Khi nhận thấy có những dấu hiệu mất sữa mẹ hãy mau chóng tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục phù hợp để mau chóng cho sữa về trở lại.

Hy vọng bài viết hôm nay đã giúp mẹ hiểu rõ về hiện tượng mất sữa, từ đó nắm bắt được những việc cần làm, cho bé luôn có đầy đủ sữa để bú.