Tại sao trẻ sơ sinh hay bị nấc và cách chữa như thế nào?

0
1083

Nấc cụt ở trẻ sơ sinh là hiện tượng phổ biến và hết sức bình thường. Tuy nhiên, đối với những ai lần đầu làm mẹ, việc trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt chắc hẳn sẽ gây nhiều bối rối. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu được nguyên nhân và mẹo để đối phó với những cơn nấc cụt của con yêu nhé.

Tại sao trẻ sơ sinh hay bị nấc?

Nấc cụt là phản ứng tự nhiên của cơ thể. Nó có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào. Theo các bác sĩ, các nguyên nhân khiến trẻ hay bị nấc phổ biến là

  • Trào ngược dạ dày thực quản

Đây là tình trạng thức ăn đi ngược từ dạ dày lên thực quản. Điều này tác động lên các tế bào thần kinh, khiến trẻ sơ sinh hay bị nấc.

  • Cho trẻ ăn quá no

Việc cho con ăn quá no sẽ khiến dạ dày to ra. Sự giãn nở này làm cơ hoành bị co thắt gây ra hiện tượng nấc cụt.

Cho con ăn quá no làm giãn dạ dày gây nấc cụt

  • Nuốt nhiều khí

Trong khi bú, trẻ sơ sinh có thể nuốt nhiều không khí. Việc này khiến dạ dày giãn ra, dễ gây nấc cụt.

  • Hen suyễn

Hen suyễn khiến phế quản phổi bị viêm, ngăn cản không khí vào phổi. Điều này làm cơ hoành bị co thắt, khiến trẻ hay bị nấc cụt.

Làm thế nào để hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt?

Trẻ hay bị nấc phần lớn là do bú quá no hoặc nuốt nhiều khí vào bụng. Thêm vào đó, nếu thời tiết thay đổi hoặc vừa nô đùa vừa ăn uống cũng là yếu tố khiến con dễ bị nấc. Dưới đây là những mẹo nhỏ giúp các mẹ hạn chế tình trạng nấc cụt ở con hiệu quả:

  • Cho con ăn nhiều bữa nhỏ hơn là nhồi nhét trong 1 bữa
  • Không nên để khi con bị đói quá mới cho ăn
  • Cho con bú đúng tư thế
  • Hạn chế để con ngủ trong khi đang bú
  • Thường xuyên vệ sinh đầu ngực để loại bỏ cặn sữa còn sót lại

Cho con ăn nhiều bữa nhỏ hơn là nhồi nhét trong 1 bữa lớn

Cách chữa cho trẻ sơ sinh hay bị nấc hiệu quả

Để chữa nấc cho trẻ sơ sinh, bác sĩ nhi khoa khuyên các mẹ bế trẻ lên. Sau đó gãi nhẹ trên môi hoặc mang tai của bé khoảng 60 cái. Nếu bé khóc thì triệu chứng nấc sẽ biến mất nhanh hơn do thần kinh thực quản giãn ra.

Bên cạnh đó, mẹ có thể bịt hai lỗ tai của trẻ chừng nửa phút. Hoặc dùng ngón trỏ và ngón cái bóp nhẹ hai cánh mũi. Đồng thời che miệng bé lại trong vòng 2-3 giây, rồi nghỉ 2-3 giây. Cứ thế lặp lại 15-20 lần.

Một cách đơn giản nhất chữa nấc là vỗ nhẹ trên lưng bé, nhưng phải dứt khoát. Điều này giúp bé ợ hơi và hết nấc. Hoặc, cho bé uống từng hớp nước nhỏ để ngừng cơn nấc. Đối với bé đến tuổi ăn dặm, mẹ có thể đặt một ít đường hoặc mật ong trên lưỡi bé. Vị ngọt của đường và mật ong sẽ kích thích vị giác, đánh lừa hệ thần kinh. Điều này ngăn chặn tình trạng co thắt cơ hoành và chữa nấc hiệu quả.

Hy vọng qua bài viết này, các mẹ đã biết được tại sao trẻ sơ sinh hay bị nấc. Đồng thời, nắm được cách ngăn ngừa cũng như chữa hết nấc cho con yêu hiệu quả. Cảm ơn các mẹ đã đọc bài viết này và chúc các mẹ chăm con khỏe mạnh nhé!