Những điều thú vị không phải ai cũng biết về quy trình tiết sữa mẹ

0
1698
Quy trình tiết sữa mẹ

Việt Nam hiện đang là nước đứng trong TOP đầu có tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ thấp nhất Thế Giới. Chạy theo trào lưu sữa công thức, bị những quảng cáo hoa mỹ về khả năng tăng trí thông minh, sức khỏe mà mẹ lại quên đi nguồn dinh dưỡng tốt nhất dành cho trẻ chính là sữa mẹ.

Có nhiều mẹ hay nghĩ rằng “ hơn 1 năm rồi thì sữa mẹ còn chất gì nữa đâu, cho bú sữa công thức thì mới thông minh, nhanh lớn được.” Thế nhưng mẹ đã thực sự hiểu về những lợi ích và giá trị dinh dưỡng có trong sữa mẹ chưa? Mẹ đã biết quy trình tiết sữa mẹ diễn ra như thế nào và nó có thật sự sẽ bị giảm chất lượng theo thời gian hay không?

Bài viết hôm nay, Betimum sẽ giúp mẹ đi giải đáp những thắc mắc về các vấn đề trên!

Quy trình tiết sữa mẹ diễn ra như thế nào?

Quy trình tiết sữa mẹ diễn ra như thế nào?

Các hormone tham gia tiết sữa mẹ

Cấu trúc vú mẹ sẽ gồm 3 mô chính là mô mỡ, mô liên kết và mô tuyến. Về tuyến vú thì mỗi người sẽ có một kích thước khác nhau nó phụ thuộc vào mô mỡ và mô liên kết. Trong khi đó, quy trình tiết sữa mẹ sẽ phụ thuộc và được chi phối bởi 4 hormone chính là : Oxytocin, Estrogen, Prolactin và Progesterone. Trong đó sự tác động cụ thể như sau:

  • Progesterone và Estrogen: Giúp vú phát triển hoàn thiện để sản xuất sữa và đẩy ra sữa bên ngoài. Hai hormone này được tìm thấy trong nhau thai, vậy nên khi nhau thai bong ra, bé chào đời, hàm lượng Progesterone và Estrogen sẽ giảm xuống, giúp cơ thể nhận biết đã đến thời điểm tiết sữa mẹ.
  • Oxytocin: Đây là hormone giúp giải phóng sữa là khỏi vú mẹ khi có sự tác động vào núm vú qua động tác bú của bé. Oxytocin giúp co bóp các quang năng, giúp sữa đi qua ống dẫn sữa, rồi di chuyển tới núm vú và ra ngoài vào miệng bé.
  • Prolactin: Có vai trò trong việc giúp sản xuất sữa được sản sinh khi mẹ cho bé bú trực tiếp hoặc tác động bằng việc hút sữa. Khi mẹ sinh bé ra, lượng hormone prolactin trong cơ thể mẹ tăng cao để báo hiệu mẹ cần tiết sữa ngay cho bé bú.

Giải phẫu tuyến vú ảnh hưởng đến quy trình tiết sữa mẹ

Giải phẫu tuyến vú ảnh hưởng đến quy trình tiết sữa mẹ

Quy trình tiết sữa mẹ diễn ra như thế nào

Có nhiều mẹ nghĩ rằng, vú mẹ sẽ ngủ yên, các hormone tham gia và quy trình tiết sữa mẹ sẽ chỉ bị đánh thức khi em bé được chào đời. Thế nhưng sự thật không phải như thế đâu nhé. Sữa mẹ đã được sản xuất ra ngay trong thời kỳ mẹ mang thai đấy. Cụ thể thời gian bắt đầu tiết sữa là khi nào và quy trình tiết sữa ra sao?

Thời gian bắt đầu tiết sữa?

Sữa mẹ sẽ bắt đầu được tiết ra từ quý thứ 2 của thai kỳ, lúc này sữa mẹ có màu vàng nhạt, trong và được gọi là sữa non. Vậy nên có nhiều mẹ sẽ thấy sữa rỉ ra ngay khi mình còn đang mang thai và điều này là hoàn toàn bình thường mẹ nhé.

Sữa non sẽ vẫn được sản xuất trong ngực mẹ với số lượng ít và khi em bé chào đời sữa non sẽ được tiết ra trong 2 đến 4 ngày đầu. Phần sữa này rất giàu dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe và sự phát triển của bé sau này.

Cơ chế sản xuất sữa mẹ

Không ít mẹ nghĩ rằng, cơ chế sản xuất sữa mẹ sẽ được điều hành ở ngay tại bầu ngực và sự vận hành của nó là riêng biệt với các cơ quan khác. Nhưng sự thật thì quy trình tiết sữa mẹ lại chịu ảnh hưởng bởi các hormone được điều khiển từ não bộ. Không chỉ vậy, cơ chế sản xuất sữa mẹ được phối hợp với nhiều những cơ quan khác với nhau.

Một yếu tố đặc biệt nữa là cơ chế sản xuất sữa mẹ sẽ phụ thuộc vào nhu cầu của bé. Nghĩa là nếu bé bú ít, cơ thể mẹ sẽ theo đó tiếp nhận giảm lượng sữa đi, nếu bé bú nhiều hơn sẽ kích thích để tăng cường hoạt động cho sữa về nhanh và nhiều hơn nữa.

Khi bé thực hiện động tác bú, kéo và hút núm vú sẽ làm hormone oxytocin và prolactin tăng lên, giúp kích thích sản xuất sữa dự trữ vào nang sữa cho bé khi cần.

Cơ chế tiết sữa mẹ ảnh hưởng bởi nhu cầu của bé

Cơ chế tiết sữa mẹ ảnh hưởng bởi nhu cầu của bé

Những lợi ích mà sữa mẹ mang lại

Sữa mẹ luôn được biết đến là nguồn dinh dưỡng tốt nhất dành cho sự phát triển của bé. Thế nhưng không chỉ có bé mà mẹ cũng sẽ được hưởng rất nhiều những lợi ích khi cơ thể tiết sữa nhiều hơn.

Đối với bé

  • Tốt cho hệ tiêu hóa của bé: Trong sữa mẹ có chứa nhiều vi khuẩn có lợi mà trong sữa công thức không thể có được. Giúp bé tiêu hóa tốt, tránh bị đau bụng.
  • Giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé: Khi bé bú, một một kháng thể của bạn sẽ được chia sẻ cho bé. Đây chính là hệ thống bảo vệ sức khỏe của bé tự nhiên và tốt nhất.
  • Phát triển chiều cao và não bộ toàn diện: Trong sữa mẹ có chứa đầy đủ các vitamin, khoáng chất và các nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển của hệ xương khớp và não bộ. Khi mẹ bổ sung đầy đủ các thực phẩm giàu dinh dưỡng thì bé cũng sẽ được hưởng những chất đó mà không cần phải sử dụng thêm sữa ngoài.
  • Bảo vệ bé chống nhiễm khuẩn: Sữa mẹ vô khuẩn lại có chứa các tế bào bạch cầu kích thích sự phát triển của vi khuẩn Lactobacillus bifidus giúp bé chống lại các bệnh nhiễm khuẩn.

Lợi ích từ sữa mẹ

Lợi ích từ sữa mẹ

Đối với mẹ

  • Giúp cải thiện tâm lý cho mẹ: Khi cho con bú, mẹ sẽ tiếp xúc nhiều với bé giúp gắn bó tình cảm, đồng thời cho mẹ tinh thần thoải mái, tăng tiết hormone hạnh phúc hơn.
  • Giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi sức khỏe: Khi bé bú mẹ, sữa được tiết ra sẽ làm tăng hormone oxytocin giúp hạn chế xuất huyết sau sinh. Không chỉ vậy, nó còn giúp nguy cơ thiếu máu sau sinh, giảm nguy cơ mắc ung thư vú, ung thư buồng trứng, tử cung,..
  • Giảm nguy cơ béo phì, thừa cân sau sinh: Một phần dinh dưỡng khi mẹ ăn sẽ để cung cấp cho việc sản xuất sữa mẹ. Chính vì vậy, khi mẹ cho bé bú nhiều, sữa ra liên tục sẽ hỗ trợ ổn định cân nặng, giảm cân rất hiệu quả.

 

Như vậy, sữa mẹ mang lại rất nhiều những lợi ích mà sữa công thức không thể đem lại. Nó là điều tốt nhất mà mẹ có thể dành cho bé yêu của mình, cho sự phát triển toàn diện của con yêu. Để có được dòng sữa chất lượng, mẹ hãy chú ý nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng, tăng cường các thực phẩm lợi sữa hàng ngày.

Hy vọng, bài viết hôm nay đã giúp mẹ hiểu rõ về cơ chế và quy trình tiết sữa mẹ. Để biết thêm nhiều thông tin bổ ích về sữa và cách chăm con khỏe mạnh mẹ có thể truy cập vào website: betimum.vn.