Mách mẹ 3 loại bệnh mà trẻ sơ sinh hay mắc phải

0
1150
3 bệnh trẻ sơ sinh hay mắc

Sức đề kháng của sơ sinh còn non yếu do hệ miễn dịch của trẻ chưa được hoàn thiện. Chính vì thế, trẻ sơ sinh rất dễ mắc bệnh. Vậy, những loại bệnh nào mà trẻ sơ sinh hay phải nhất? Nguyên nhân, dấu hiệu của bệnh là gì? Khi trẻ mắc bệnh cần được chăm sóc như thế nào? Bài viết ngay sau đây sẽ tổng hợp 3 loại bệnh mà trẻ sơ sinh hay mắc phải. Các mẹ hãy cùng đọc và tìm hiểu nhé!

1. Bệnh táo bón ở trẻ sơ sinh

Táo bón là hiện tượng trẻ ít đi vệ sinh và mỗi lần đi đều trở nên khó khăn. Hiện tượng táo bón xảy ra cảnh báo hệ tiêu hóa của trẻ đang thiếu nước, chất xơ. Chứng táo bón kéo dài khiến bé lười bú mẹ và chậm tăng cân. Vì vậy, khi trẻ sơ sinh bị táo bón cần sớm tìm ra nguyên nhân, dấu hiệu để có cách điều trị bệnh kịp thời.

1.1 Nguyên nhân gây bệnh táo bón ở trẻ sơ sinh

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên chứng táo bón ở trẻ sơ sinh. Dưới đây là hai nguyên nhân chính dẫn đến táo bón cho trẻ sơ sinh mà mẹ cần biết:

  • Do chế độ ăn uống của mẹ

Đối với trẻ sơ sinh sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất. Chính vì thế, chế độ ăn uống của mẹ ảnh hưởng đến nguồn sữa cho con bú. Ăn nhiều đồ cay nóng, uống bia rượu sẽ khiến các chất dinh dưỡng nạp vào trong cơ thể mẹ ít đi. Việc này sẽ dẫn đến tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh.

  • Do uống sữa công thức

Trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện hệ tiêu hóa. Do đó, khi dùng sữa công thức sẽ khiến bé khó tiêu hóa và dẫn đến tình trạng táo bón. Bên cạnh đó, sữa công thức đòi hỏi mẹ cần phải pha chính xác theo tỷ lệ. Nếu không nguy cơ trẻ mắc táo bón là không thể tránh khỏi. Vì vậy, mẹ đừng nên cho con dùng sữa công thức quá sớm nhé.

1.2 Biểu hiện của bệnh táo bón ở trẻ sơ sinh

Táo bón ở trẻ sơ sinh là hiện tượng trẻ nhiều ngày mới đi vệ sinh một lần. Mỗi lần đi vệ sinh trở nên khó khăn, khiến trẻ phải dùng nhiều sức để rằn. Một số biểu hiện của bệnh táo bố ở trẻ sơ sinh như:

  • Đầy bụng khó tiêu: Khi bị táo bón, bụng trẻ phình to và cứng hơn. Đi tiêu phân vón cục cứng, viên nhỏ và có màu sẫm.
  • Chậm tăng cân và chiều cao: Mẹ không ăn uống đủ các chất dinh dưỡng sẽ dẫn đến trẻ mắc táo bón. Đồng thời, cũng sẽ khiến trẻ chậm tăng cân và chiều cao do khó đào thải phân ra ngoài cơ thể.
  • Ít đi vệ sinh: Nếu thấy số lượng đi vệ sinh của bé giảm đi bất thường thì mẹ hãy nghĩ ngay đến nguy cơ trẻ bị táo bón nhé.
  • Hay quấy khóc: Đây cũng là dấu hiệu cho thấy trẻ mắc táo bón. Táo bón khiến mỗi lần đi vệ sinh của bé trở nên khó khăn hơn, phải dùng sức nhiều để rặn.

1.3 Cách điều trị bệnh táo bón ở trẻ sơ sinh

Để điều trị bệnh táo bón ở trẻ sơ sinh mẹ cần thay đổi chế độ dinh dưỡng. Ăn nhiều thực phẩm nhuận tràng kích thích bộ tiêu hóa dễ dàng hơn.

Massage bụng cho bé thường xuyên

Massage bụng cho bé thường xuyên

  • Massage bụng cho bé thường xuyên để làm giảm những cơn đau
  • Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ sẽ giúp nhuận tràng và giúp việc tiêu hóa dễ dàng hơn. Chất xơ chứa nhiều trong khoai lang, súp lơ xanh, cà rốt, rau xanh,…
  • Các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như bắp cải, rau dền, mồng tơi, cải bó xôi,… Những thực phẩm này vừa giải nhiệt vừa ngăn ngừa chứng táo bón cho trẻ sau sinh.
  • Cung cấp đủ nước: uống nhiều nước mỗi ngày sẽ giúp mẹ thanh lọc cơ thể, làm đẹp da và đẩy lùi chứng táo bón cho trẻ. Mẹ nên uống tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày nhé.

2. Bệnh ho ở trẻ sơ sinh

Ho là triệu chứng phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh. Ho là một phản xạ có lợi nhằm bảo vệ cơ thể ra khỏi những tác nhân gây hại. Ho khan và ho có đờm là nguyên là hai dạng điển hình của bệnh ho

2.1 Nguyên nhân gây bệnh ho ở trẻ sơ sinh

Ho sẽ tống đờm và dịch nhầy ra ngoài cơ thể. Giúp đường hô hấp của trẻ thông thoáng và dễ chịu hơn. Trẻ sơ sinh bị ho có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:

  • Thay đổi thời tiết thất thường
  • Sống trong môi trường bị ô nhiễm nhiều khói bụi, khói thuốc lá
  • Dùng than củi để sưởi ấm sau sinh
  • Do tiếp xúc với người bệnh mắc các bệnh về đường hô hấp
  • Các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp như viêm mũi, viêm xoang, cảm cúm…
  • Các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa như tắc ruột, trào ngược dạ dày, rối loạn tiêu hóa
  • Trẻ bị sặc thức ăn hay hóc dị vật cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho.

2.2 Biểu hiện của bệnh ho ở trẻ sơ sinh

Biểu hiện bệnh ho ở trẻ sơ sinh không quá khó để nhận biết. Nếu chú ý quan sát kỹ, mẹ sẽ thấy khi trẻ sơ sinh bị ho sẽ xuất hiện các triệu chứng sau:

Ngứa rát cổ họng khiến trẻ ho nhiều

Ngứa rát cổ họng khiến trẻ ho nhiều

  • Trẻ ho khan nhiều do cổ họng ngứa rát
  • Nghẹt mũi, sổ mũi
  • Ho nhiều từng cơn và ho có đờm
  • Quấy khóc nhiều, lười bú mẹ
  • Thở khò khè, nhịp thở nhanh hơn

2.3 Cách điều trị bệnh ho ở trẻ sơ sinh

Xác định biểu hiện của bệnh ho ở trẻ sơ sinh sẽ giúp việc điều trị bệnh nhanh và dễ dàng hơn. Khi thấy con nhỏ xuất hiện các biểu hiện của bệnh ho như sổ mũi, ho khan hay ho có đờm mẹ cần đưa ra giải pháp điều trị bệnh kịp thời. Sau đây là một số phương pháp điều trị bệnh ho ở trẻ sơ sinh mà mẹ cần phải biết.

  • Hút dịch nhầy ở mũi

Trẻ sơ sinh bị ho cũng xuất hiện một số triệu chứng như sổ mũi, nghẹt mũi gây trẻ khó thở dẫn đến trẻ lười bú mẹ và ngủ không ngon giấc. Để chấm dứt các tình trạng trên. Cách đơn giản và dễ nhất đó chính là dùng ống hút để hút tất cả các dịch nhầy trong mũi và cổ họng ra ngoài cơ thể.

  • Giữ ấm cơ thể

Mẹ cần giữ ấm cơ thể cho trẻ sơ sinh bằng mặc quần áo đủ ấm, quấn chăm vừa đủ. Đặc biệt, khi trẻ sơ sinh bị ho tuyệt đối không được mở điều hòa hay quạt quá lạnh trong phòng ngủ của trẻ. Nên giữ ấm đường hô hấp cho trẻ nhất là cổ họng nên quàng thêm một chiếc khăn mỏng. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc môi trường bên ngoài. Nếu bắt buộc cần ra ngoài thì nên đeo khẩu trang để tránh bụi bẩn, vi khuẩn xâm nhập qua đường hô hấp.

  • Cho trẻ bú sữa mẹ

Sữa mẹ chứa kháng thể giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch chống mọi loại bệnh. Sữa mẹ không chỉ giúp trẻ kháng bệnh và còn cung cấp dinh dưỡng giúp trẻ phát triển toàn diện. Vì thế, các mẹ hãy nên cho trẻ sơ sinh bú hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất 6 tháng đầu đời.

  • Nâng cao gối khi ngủ cho bé

Khi trẻ sơ sinh bị ho, thường kèm theo sổ mũi, khò khè, gây khó thở. Đây là nguyên nhân khiến trẻ khó ngủ. Chính vì thế, mẹ nên nâng cao gối đầu của trẻ bằng một chiếc chăn hay chiếc khăn. Điều này sẽ giúp trẻ ngủ ngon giấc hơn và không bị khó chịu bởi những cơn ho.

  • Sử dụng máy làm ẩm không khí

Sử dụng làm máy ẩm không khí trong phòng ngủ của trẻ sẽ giúp bé dễ thở và ngủ ngon giấc hơn. Không khí ẩm sẽ làm giảm kích ứng gây ho. Vì vậy, làm ẩm không khí cũng là cách điều trị bệnh ho ở trẻ sơ sinh mẹ nhé.

  • Dùng nước muối sinh lý

Trẻ sơ sinh bị ho kèm theo tăng dịch mũi khiến trẻ khó thở. Điều này khiến trẻ khó bú mẹ và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Để làm giảm dịch nhầy trong mũi tiết ra mẹ nên dùng nước muối sinh lý nhỏ vào mũi. Nước muối sinh lý sẽ có tác dụng làm sạch mũi, đẩy các dịch nhầy trong mũi ra ngoài.

3. Bệnh sốt ở trẻ sơ sinh

Thân nhiệt trẻ sơ sinh sốt cao hơn 37 độ C

Thân nhiệt trẻ sơ sinh sốt cao hơn 37 độ C

Sốt là tình trạng thân nhiệt cơ thể cao hơn so với bình thường. Thân nhiệt cơ thể cao hơn 37 độ C được gọi là sốt. Sốt ở trẻ sơ sinh là biểu hiện của nhiều bệnh lý như mọc răng, tiêm chủng, viêm phế quản…

3.1 Nguyên nhân gây bệnh sốt ở trẻ sơ sinh

Bệnh sốt ở trẻ sơ sinh thông thường xuất hiện khi giao mùa, thay đổi thời tiết. Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh sốt virus ở trẻ sơ sinh.

  • Thay đổi thời tiết: Đây là nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh sốt ở trẻ sơ sinh. Thay đổi thời tiết tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn phát triển và tấn công vào cơ thể non yếu của trẻ.
  • Mọc răng cũng gây nên bệnh sốt ở trẻ sơ sinh . Hiện tượng này, thông thường sẽ hết sau 1-2 ngày. Vì thế, cha mẹ không cần quá lo lắng nhiều nhé.
  • Tiêm chủng, vacxin cũng là nguyên nhân khiến trẻ sốt. Đây là phản ứng bình thường, rất tự nhiên. Biểu hiện này sẽ hết sau 1-2 ngày.
  • Trẻ sơ sinh bị sốt do nhiễm virus: Phần lớn trẻ sơ sinh bị sốt là do nhiễm virus gây nên. Một số bệnh lý thông thường như:
  • Sốt virus: Trẻ sốt cao liên tục, hắt hơi, sổ mũi và quấy khóc nhiều. Bệnh sốt virus ở trẻ sơ sinh do các loại virus xâm nhập vào trong cơ thể gây nên.
  • Sốt do bệnh chân tay miệng: Trẻ sốt cao và trên người xuất hiện những mụn nước phồng rộp ẩn dưới da. Chúng thường mọc ở trong khoang miệng, lòng bàn tay, bàn chân…
  • Trẻ sơ sinh cũng bị sốt do nhiễm trùng: Một số bệnh lý thông thường của bệnh sốt do nhiễm khuẩn như:
  • Sốt phát ban: Trẻ sốt và nổi mẩn đỏ, nổi mụn nhỏ li ti trên da
  • Viêm họng: Đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị sốt. Khi bị viêm họng trẻ thấy mệt mỏi, nuốt nước bọt thấy đau, khàn tiếng.
  • Nhiễm trùng gan, mật: Trẻ sốt cao và kèm theo thấy các dấu hiệu như vàng da, vàng mắt. Đau nhức ở phần gan mật.
  • Một số bệnh nhiễm trùng khác như: Viêm tai, viêm phổi, viêm phế quản, nhiễm trùng máu… Tất cả những bệnh lý này cũng đều là nguyên nhân dẫn đến sốt ở trẻ sơ sinh.

3.2 Biểu hiện của bệnh sốt ở trẻ sơ sinh

Cơ thể nóng rát, trẻ quấy khóc, sổ mũi là những biểu hiện của bệnh sốt. Khi thấy trẻ sơ sinh xuất hiện những biểu hiện sau thì hãy nghĩ đến con mình đang bị sốt nhé mẹ.

  • Cơ thể nóng rát, nhiệt độ cơ thể từ 38 độ C
  • Trẻ quấy khóc, chảy nhiều nước dãi
  • Ho, sổ mũi, nhịp thở nhanh
  • Nổi phát ban, nổi hạch
  • Hay giật mình, ngủ nhiều, ngủ li bì và cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi
  • Da trở nên tím tái và nóng đỏ
  • Co giật

Cha mẹ cần có giải pháp hạ sốt nhanh chóng cho trẻ khi thấy những xuất hiện trên. Điều trị hợp lý và đúng cách sẽ giúp bé sớm hồi phục sức khỏe.

3.3 Cách điều trị bệnh sốt ở trẻ sơ sinh

Khi thấy con nhỏ sốt cao cha mẹ cần tìm cách hạ sốt cho trẻ bằng các cách sau:

Kẹp nhiệt kế trong miệng trẻ

Kẹp nhiệt kế trong miệng trẻ

  • Kẹp nhiệt kế 4 giờ/lần để theo dõi chính xác nhiệt độ cơ thể của trẻ
  • Cho uống thuốc hạ sốt nhưng hãy làm theo sự hướng dẫn của các bác sĩ
  • Dùng khăn ấm chườm nóng để giúp trẻ nhanh hạ sốt
  • Thay cho trẻ những bộ quần áo rộng và thoáng mát để trẻ cảm thấy thoải mái và dễ chịu.

Ngoài ra, khi trẻ sơ sinh bị sốt mẹ cũng có thể uống nước lá tía tô để bé hạ sốt nhanh chóng. Bởi khi bú sữa mẹ, hoạt chất từ lá tía tô sẽ khiến cơ thể bé tiết mồ hôi giải độc.

>>> Xem thêm: 8 điều các mẹ cần biết khi trẻ sơ sinh bị sốt

Quả nhiên, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ sơ sinh không hề dễ dàng chút nào cả. Sinh con ra đã là một điều vĩ đại nhưng nuôi dưỡng con như thế nào để con luôn khỏe mạnh thì đó còn là cả một hành trình đầy khó khăn. Hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu của các loại bệnh sẽ giúp mẹ chăm sóc trẻ dễ dàng hơn rất nhiều. Hãy chăm sóc con trẻ của mình luôn khỏe mạnh nhé mẹ!