Hiểu về quy trình tiết sữa mẹ để “gọi sữa” về hiệu quả

0
1390
quy trình tiết sữa mẹ

Có thể bạn chưa biết, sữa mẹ không phải chỉ có sau khi sinh. Quy trình tiết sữa mẹ đã bắt đầu vận hành ngay từ những tháng cuối của thai kỳ. Nếu nắm bắt được cách sinh hoạt khoa học, ăn uống đúng cách, mẹ sẽ có sữa ngay từ giai đoạn này và bé sẽ được bú ngay sau khi sinh mà không phải mất thời gian chờ đợi sữa mẹ và phải ăn sữa công thức thay thế.

1. Quy trình tiết sữa mẹ như thế nào?

Về lý thuyết, quy trình tiết sữa mẹ được bắt đầu ở quý 2 hoặc 3 của thai kỳ với sự xuất hiện của sữa non. Sữa non sẽ được cơ thể mẹ tiết ra cho đến 2-4 ngày sau sinh. Sau đó trong khoảng thời gian 5-14 ngày tiếp theo, sữa mẹ sản xuất ra không còn là sữa non mà là sữa chuyển tiếp. Thời gian sau cho đến khi mẹ cắt sữa thì bé sẽ được bú sữa mẹ trưởng thành.

Quy trình tiết sữa mẹ đã có thể vận hành từ quý 2-3 của thai kỳ

Quy trình tiết sữa mẹ đã có thể vận hành từ quý 2-3 của thai kỳ

Về thực tế, tùy theo cơ địa và cách chăm sóc sức khỏe của mỗi bà mẹ mà quy trình tiết sữa mẹ lại được bắt đầu sớm hay muộn khác nhau. Tuy nhiên, lý do sâu xa là do sự khác nhau trong quá trình sản xuất hóc môn estrogen, progesterone, prolactin và oxytocin ở mỗi mẹ. Cụ thể như sau:

Hormone Estrogen và Progesterone

Hai hormone này được giải phóng bởi nhau thai trong thai kỳ, có tác dụng giúp cho sự phát triển của bầu vú, sẵn sàng cho quy trình tiết sữa mẹ bắt đầu vận hành.

Estrogen có tác dụng giúp cho ống dẫn sữa tăng về kích thước và số lượng. Progesterone giúp cho nang và thùy tuyến phát triển.

Khi hai hormone này có hàm lượng cao sẽ ức chế quy trình tiết sữa mẹ. Khi mẹ sinh bé, rau thai bong, hàm lượng của chúng giảm xuống thì cơ thể mẹ hiểu là quy trình tiết sữa mẹ đã có thể bắt đầu.

Hormone Prolactin

Đây là hormone giúp sản xuất sữa mẹ. Hàm lượng Prolactin cao thì sữa mẹ sẽ về nhanh hơn. Khi bé bú hay mẹ tự hút sữa thì có thể sẽ tiết thêm Prolactin, kích thích việc tiết sữa.

Hormone Oxytocin

Oxytocin là hormone có tác dụng giúp giải phóng sữa khỏi bầu ngực bằng cách làm co bóp các cơ quanh nang, đẩy sữa ra khỏi nang, đưa sữa vào ống dẫn sữa, tới núm vú và vào miệng của bé (quy trình này được gọi là phản xạ xuống sữa hay phản xạ tiết sữa). Oxytocin còn giúp co cơ tử cung sau khi sinh, hạn chế xuất huyết sau sinh.

Có thể bạn chưa biết, Oxytocin và Prolactin là 2 hormone góp phần khiến cho mẹ khao khát được ở bên con. Một thông tin khá thú vị phải không ạ?

2. Làm thế nào để gọi sữa về hiệu quả

Từ việc phân tích quy trình tiết sữa mẹ ở trên, ta hiểu rằng để điều chỉnh lượng sữa mẹ tiết ra thì cần tác động đến hàm lượng các hormone Estrogen, Progesterone, Prolactin và Oxytocin.

Để kích thích phản xạ tiết sữa, hay sự sản xuất Oxytocin và Prolactin giúp sữa về nhiều, mẹ cần:

  • Cho bé bú và hút sữa trong vòng 1 giờ sau khi sinh .
  • Cho bé bú/hút sữa 8-10 lần/24 giờ, tương đương 2,5 – 3 giờ một lần.
  • Mát xa và bóp nhẹ bầu vú trước, trong khi cho bé bú/hút sữa.
  • Sau khi hút sữa, nên dùng tay vắt sữa thêm vài phút để giúp giải phóng phần sữa còn lại.

Mẹ sau sinh dùng biện pháp tránh thai bằng thuốc thì không nên dùng thuốc chứa Estrogen và Progesterone.

Bên cạnh đó, việc ăn uống đủ chất, bổ sung các thực phẩm lợi sữa, nghỉ ngơi đủ, tinh thần thoải mái là việc làm không thể bỏ qua của mỗi mẹ sau sinh.

Mẹ cần có thực đơn ăn uống hợp lý

Mẹ cần có thực đơn ăn uống hợp lý

Bộ sản phẩm lợi sữa Betimum và Betimum-M chứa chiết xuất Thiên môn chùm, kết hợp cùng các thảo dược tự nhiên khác, nhập khẩu từ các nước Anh, Ấn Độ và Tây Ban Nha. Với tác dụng lợi sữa, tăng chất lượng sữa, giảm tắc tia sữa, giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe, giảm căng thẳng tinh thần, tránh hiện tượng mẹ trầm cảm sau sinh thì Betimum rất đáng để mẹ trải nghiệm.

3. Hướng dẫn cho con bú hiệu quả

Cho bé bú hiệu quả là đảm bảo bé được hấp thụ tối đa chất dinh dưỡng từ mẹ, bú đủ no, giúp cho bé có sự phát triển toàn diện nhất.

Làm sao để bé bú đủ no?

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến lượng sữa bé bú từ mẹ, nhưng chủ yếu là cách mẹ cho con bú như thế nào. Mẹ cho bé bú đúng cách thì con sẽ bú đủ nhiều.

  • Tư thế bú đúng cách:

Kiểu bế ngang: Mẹ bế bé nằm ngang, cong người lại, xuôi theo chiều cánh tay đỡ của mẹ sao cho cả thân hình và phần đầu của bé nằm trong cánh tay và lòng bàn tay mẹ. Góc nghiêng bé tạo với mặt phẳng ngang nên là 45 độ.

Kiểu ru ngủ: Cánh tay mẹ đỡ đầu bé trùng với chiều của bên ngực cho bé bú. Mẹ nên ngồi thoải mái trên một chiếc ghế có tay vịn, để đầu của bé vào chỗ khuỷu tay của mẹ. Có thể đặt thêm một chiếc gối ở tay để hỗ trợ.

Bú nằm: Người mẹ nằm nghiêng một bên, hướng mặt bé vào ngực mẹ. Khi bé đã ngậm vú đúng cách, kê gối lên đầu để tạo tư thế thoải mái hơn khi bú.

  • Hướng dẫn bé ngậm ti đúng cách

Mẹ cần hướng dẫn con ngậm ti đúng cách để có thể bú dễ dàng, thoải mái, giúp quá trình bú được diễn ra thoải mái nhất cho đến khi bé bú no. Mỗi cữ bú diễn ra sẽ ảnh hưởng đến quy trình tiết sữa mẹ nên mẹ cần chú ý.

Mẹ nên đợi bé há miệng đủ to rồi đưa núm ti vào miệng trẻ. Nếu trong khi bé ti, mẹ thấy đau thì tức là bé ngậm vú chưa đúng, mẹ cần điều chỉnh lại.

Ngoài ra, nếu sữa quá căng, mẹ nên dùng ngón tay kẹp để chặn sữa tránh làm bé bị sặc dẫn đến sợ ti. Nếu bé ngủ gật khi ti thì mẹ nên kéo nhẹ ti ra rồi đưa lại, tránh việc bé ngủ khi chưa đủ no, không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn ảnh hưởng đến quy trình tiết sữa mẹ ở cữ sau.

Mẹ nên chú ý  cách cho con bú

Mẹ nên chú ý cách cho con bú

Làm sao để bé hấp thụ tối đa chất dinh dưỡng từ sữa mẹ?

Sữa mẹ được chia thành 2 tầng: sữa đầu và sữa cuối (sữa sau). Trong quy trình tiết sữa mẹ, sữa đầu được tiết ra ngay khi mẹ cho bé bú, thường trong và ngọt hơn, chủ yếu giúp trẻ giải khát. Sữa cuối là lớp sữa chảy ra sau sữa đầu, giàu chất béo và chất dinh dưỡng hơn.

Như vậy, để bé có thể nhận tối đa dinh dưỡng từ mẹ, mẹ cần cho bé bú đủ các tầng sữa trên. Tuyệt đối không để trẻ bú lắt nhắt dẫn đến chưa kịp bú sữa cuối đã kết thúc cữ bú.

Giải pháp là mẹ giãn cữ bú đủ lâu để trẻ bú nhiều hơn. Ngoài ra, hiện nay cũng nhiều mẹ tiến hành hút sữa ra cho bé bú bình. Mẹ cũng nên lưu ý, cho bé bú cạn một bên bầu ngực mới chuyển sang bên còn lại.

Như vậy, để gọi sữa về và cho bé bú hiệu quả, việc tìm hiểu quy trình tiết sữa mẹ là khá cần thiết. Hy vọng bài viết này đã giúp các mẹ có thêm nhiều kiến thức bổ ích trong hành trình nuôi con của mình!