Giải đáp mọi thắc mắc của mẹ về vấn đề ít sữa

0
2202
Giải đáp thắc mắc về mất sữa

Ít sữa là một trong những hiện tượng thường gặp ở mẹ sau sinh. Tuy không phải là vấn đề xa lạ, nhưng ít sữa vẫn làm dấy lên bao nỗi thắc mắc giữa các bà mẹ. Trong bài viết dưới đây, Betimum xin phép được giải đáp mọi thắc mắc của mẹ xung quanh tình trạng ít sữa. Hy vọng có thể cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc!

1. Tại sao mẹ ít sữa?

Ít sữa là hậu quả của việc mẹ thiếu hụt 2 loại hormone Prolactin và Oxytocin. Prolactin giúp mẹ sản xuất ra nguồn sữa dồi dào. Còn Oxytocin tham gia giải phóng nguồn sữa khỏi vú mẹ. Nếu 2 hormone này ngưng trệ, sữa của mẹ sẽ không được sản xuất nhiều. Đồng thời, sữa mẹ khó tiết xuất khỏi bầu ngực.

Nguyên nhân gây ít sữa thường liên quan đến vấn đề tinh thần và thể trạng

Nguyên nhân gây ít sữa thường liên quan đến vấn đề tinh thần và thể trạng

Có nhiều lý do dẫn đến sự thiếu hụt 2 loại hormone tạo sữa và tiết sữa kể trên, gây ra ít sữa:

  • Mẹ mất tinh thần, tâm trạng tiêu cực
  • Sức khỏe mẹ giảm sút, mẹ thiếu ngủ, không được nghỉ ngơi
  • Thiếu dinh dưỡng, hoặc ăn các loại thực phẩm gây mất sữa
  • Mẹ không tiến hành massage bầu ngực
  • Mẹ không cho con bú ngay khi sau khi sinh
  • Cho con uống sữa công thức
  • Mẹ không vắt sữa thường xuyên
  • Mẹ dùng nhiều loại thuốc có chứa thành phần ức chế hormone
  • Sinh mổ hoặc sinh non

Có thể thấy, phần lớn các nguyên nhân gây ít sữa đều bắt nguồn từ thể trạng, tâm lý của mẹ, cách mẹ chăm con hoặc do chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt.

2. Làm thế nào để biết mẹ bị ít sữa?

Để biết được bản thân có bị ít sữa hay không, mẹ cần quan sát kỹ lưỡng và nhạy cảm một chút. Bởi vì ngực mẹ sẽ không căng tức, đau buốt như khi tắc sữa. Ngực mẹ cũng không chảy nhão, lỏng lẻo như khi mất sữa. Thông thường, có 3 cách để nhận biết tình trạng ít sữa, thông qua biểu hiện ở cả mẹ và con.

Nếu mẹ bị ít sữa, trong vòng 3 ngày sau sinh, bầu ngực mẹ sẽ không có chuyển biến nhiều. Hầu như là không có sự khác biệt với lúc đang mang bầu. Đáng lý ra, sau khi con chào đời, các hormone trong cơ thể mẹ sẽ thoải mái giải phóng nguồn sữa. Cho nên sau khi sinh, mẹ có thể bị chảy sữa ướt áo, hoặc ngực căng hơn do sữa đổ về nhanh chóng. Thế nhưng, đối với mẹ ít sữa, dù là sinh xong rồi, nguồn sữa vẫn vậy, không tăng thêm mấy.

Không chỉ quan sát bầu ngực mẹ, mẹ cũng cần chú ý đến các biểu hiện của con. Đối với mẹ có nguồn sữa dồi dào, khi con bú sẽ có tiếng nuốt rất rõ và con thở gấp gáp. Nếu mẹ ít sữa, mẹ sẽ không nghe thấy rõ các âm thanh này đâu!

Ngoài ra, mẹ cũng có thể nhận biết tình trạng thông qua tần suất đi ngoài của con. Con đi ngoài ít hơn 2 lần trong vòng 24 giờ. Đã 5 ngày sau sinh nhưng con tiểu không đủ 6 lần một ngày, phân thì đậm màu. Đây là 2 biểu hiện ở con cho thấy mẹ bị ít sữa.

3. Có phải ngực nhỏ, mang thai không to ra là ít sữa không?

Ngực nhỏ không gây ít sữa
Ngực nhỏ không gây ít sữa

Thực tế, ngực to hay nhỏ không có ảnh hưởng gì đến lượng sữa cho con bú cả. Thậm chí những bà mẹ vòng 1 “khủng” cũng vẫn có khả năng ít sữa. Chưa kể tình trạng tắc sữa, mất sữa, đều có thể xảy ra ở bất cứ bà mẹ nào chứ không riêng gì mẹ ngực nhỏ.

Kích thước của bầu ngực được quyết định bởi độ dày của mô mỡ và mô liên kết. Hai mô này không có ảnh hưởng gì trong quá trình tạo và tiết sữa mẹ cả. Chỉ có mô tuyến ngực là có mặt trong hệ thống tạo sữa, tiết sữa.

Mô tuyến ngực của mẹ có đến 20 thùy với 80 tiểu thùy với những nang chứa sữa. Khi cơ thể mẹ tạo sữa, sữa sẽ lấp kín các nang sữa này. Sau khi sinh, sữa mẹ được giải phóng thì mới chảy đến đầu ngực qua các ống dẫn sữa. Cũng chính vì cấu tạo phức tạp này mà nhiều bà mẹ đều khổ sở vì ít sữa, tắc sữa.

4. Mang thai 16 tuần vẫn không thấy ngực tiết sữa non tức là ít sữa?

Có tiết sữa non trong thai kỳ hay không đều không phải là biểu hiện của ít sữa! Việc tiết sữa non ở mẹ trong thai kỳ là rất bình thường. Và nếu mẹ không tiết sữa non thì cũng không vấn đề gì.

Thông thường, vào tuần thứ 12, 14 hoặc gần cuối thai kỳ thì mẹ mới rỉ sữa non. Ban đầu ngực của mẹ chỉ có bám những gợn trắng. Sau đó vài ngày, hoặc cả tháng thì sữa non mới thực sự xuất hiện. Tiết sữa non cho thấy bầu sữa mẹ đang hoạt động mạnh mẽ để chào đón con.

Còn nếu không thấy sữa non tiết ra, mẹ cũng không cần lo lắng là mình bị ít sữa đâu. Sữa non cũng như sữa thường, chỉ được sản xuất ra theo đúng nhu cầu dinh dưỡng của bé và thực trạng sức khỏe của mẹ. Nếu mẹ không tiết sữa non trong thai kỳ thì ngay sau khi sinh, hãy cho con bú ngay để kích thích tăng tiết sữa nhé!

5. Núm vú tụt vào trong thì không có sữa cho con bú?

Mẹ phải hiểu rằng con bú sữa từ bầu ngực mẹ, chứ không bú từ núm vú mẹ. Cho dù núm vú mẹ có tụt vào trong hay ở trạng thái bình thường thì vẫn không phải nguyên nhân của ít sữa. Như đã nhắc đến ở trên, cơ chế tạo sữa ở mẹ chỉ chịu sự chi phối của các hormone và mô tuyến vú.

Với mẹ có núm vú tụt vào trong, mẹ chịu khó hút kéo bằng xilanh. Mẹ cũng cần chăm chỉ cho con bú để lực mút của con kéo núm vú ra. Tuyệt đối không cho con uống sữa công thức chỉ vì nghĩ rằng mình không có sữa! Như thế mẹ không chỉ bị ít sữa đâu mà còn có nguy cơ mất sữa đó! Khi nào con còn nhu cầu bú, khi đó ngực mẹ còn tạo và tiết sữa.

>>> Xem thêm: 6 dấu hiệu viêm tuyến vú mà các mẹ cần biết

6. Ít sữa, nặn ngực có tiết nhiều sữa hơn không?

Nhiều mẹ ít sữa rất hay dùng tay không để nặn ngực, vắt sữa. Điều này sẽ vô cùng tai hại nếu mẹ tác dụng quá nhiều lực. Ngực của mẹ sẽ có nguy cơ bị sưng viêm, nhiễm trùng, tắc tuyến sữa. Mẹ sẽ phải chịu đựng cảm giác đau buốt vô cùng khó chịu. Nếu mẹ muốn có nhiều sữa, tốt nhất là chỉ nên massage ngực nhẹ nhàng. Đồng thời, sử dụng máy hút sữa để vắt sữa theo cữ, kích thích hormone tiết sữa.

7. Bé đòi bú nhiều hơn bình thường là mẹ thiếu sữa?

Bé đòi bú nhiều là do đến giai đoạn tăng trưởng
Bé đòi bú nhiều là do đến giai đoạn tăng trưởng

Bé đòi bú nhiều hơn chưa chắc đã là biểu hiện của mẹ ít sữa. Bởi vì mỗi trẻ sơ sinh có từng thời điểm tăng trưởng khác nhau. Có bé lớn nhanh vào tuần thứ 2,3. Có bé tuần thứ 6 mới “muốn lớn”. Có bé lại để mẹ chờ 3 tháng mới chịu đòi ăn. Mà mỗi đợt tăng trưởng như vậy, nhu cầu bú của bé tăng lên là chuyện bình thường.

Trẻ sơ sinh sẽ bú khoảng 12 lần trong 24 giờ. Nhất là vào buổi đêm, bé có nhu cầu bú nhiều hơn. Vì thế, mẹ hãy chịu khó cho con bú đêm để phát triển não và phát triển toàn diện. Tuyệt đối không cho con uống thêm sữa ngoài, sữa công thức nhé! Bởi vì con có nhu cầu bú nhiều thì sữa mẹ sẽ tự động sản xuất một lượng phù hợp thôi.

8. Ăn uống có gây ít sữa không?

Chắc chắn là có! Việc mẹ ăn uống đa dạng, bồi bổ dinh dưỡng trước và trong khi cho con bú là rất quan trọng. Nhưng nếu mẹ ăn phải những thực phẩm gây mất sữa, mất sữa thì sẽ rất tai hại. Mẹ mang bầu và đang cho con bú tuyệt đối tránh xa các thực phẩm sau đây:

  • Các loại rau quả có tính hàn: Cải bắp, mướp đắng, dâu tằm, bông cải xanh, rau cải xanh, rau mùi tây…
  • Các loại gia vị cay nồng: lá lốt, bạc hà, tỏi, ớt, tiêu, hành, gừng…
  • Thực phẩm chứa độc: măng chua, măng tươi, măng khô…
  • Các món muối xổi: Dưa muối, cà muối, sung muối…
  • Đồ uống chứa cồn, caffein: rượu, bia, cà phê, lá chè xanh…
  • Đồ ăn quá ngọt
  • Đồ ăn quá nhiều dầu mỡ

9. Làm thế nào để mẹ ít sữa gọi sữa về?

Tình trạng ít sữa hoàn toàn có thể được cải thiện, chỉ cần mẹ thực sự kiên trì và bình tĩnh. Chỉ cần áp dụng một số cách đơn giản là mẹ có thể gọi sữa về tràn trề rồi:

  • Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng

Từ xưa đến nay, các bà bầu và mẹ sau sinh vẫn thường ăn các món từ lá rau ngót, rau má. Kèm theo đó, các mẹ đun nước lá chè vằng, lá đinh lăng để uống thêm để lợi sữa. Ngày nay, các mẹ có nhiều cơ hội và điều kiện để bổ sung các loại thực phẩm bổ dưỡng hơn. Mẹ có thể thêm vào thực đơn của mình các loại hạt dinh dưỡng, các loại đậu để tăng tiết sữa. Bên cạnh đó, mẹ chăm chỉ ăn gạo lứt, rong biển cũng có hiệu quả rất tốt chữa ít sữa.

  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn

Việc mẹ bị căng thẳng, mệt mỏi, thiếu ngủ thường xuyên sẽ khiến cho mẹ bị ít sữa. Mẹ cần phải dành nhiều thời gian cho bản thân hơn. Tranh thủ ngủ những lúc có thể để cho cơ thể được thư giãn. Cân đối lại thời gian của từng công việc cần làm trong ngày, tập trung nhiều hơn vào nghỉ ngơi, hồi sức.

  • Thay đổi cách cho con bú

Nhiều mẹ cho con bú sai tư thế, sai khớp ngậm nên cũng bị ít sữa. Mẹ nên tìm hiểu kỹ các cách cho con bú để không khiến cho lượng sữa của mình giảm dần. Mẹ chỉ cần chắc chắn rằng, khi bú, con ngậm trọn quầng vú dưới, cổ ngửa 140 độ, và mũi được thông thoáng là đủ.

Bên cạnh đó, mẹ cũng cần chú ý cho con bú thường xuyên. Mẹ cho con bú nhiều, bú đủ cữ (khoảng 20 phút mỗi cữ) sẽ giúp tăng phản xạ xuống sữa của mẹ. Nếu mẹ không có nhiều thời gian hay điều kiện cho con bú, hãy vắt sữa và có cách trữ sữa mẹ an toàn. Sữa này có thể để dành cho con dùng dần, mà mẹ vẫn không bị gián đoạn trong phản xạ tiết sữa.

  • Thực hiện các phương pháp kích sữa

Lượng sữa mẹ sản xuất được và tiết ra là tương ứng với nhu cầu bú của con. Con bú nhiều thì mẹ có sữa nhiều. Con bú ít thì mẹ ít sữa. Mà nếu con không bú nữa thì mẹ cũng hết sữa luôn. Bởi vậy, để nguồn sữa về tràn trề, mẹ cần có phương pháp kích sữa an toàn, hiệu quả.

Cách đơn giản nhất là mẹ dùng máy hút sữa để hút như trên. Cách thứ hai là mẹ massage ngực thường xuyên, đều đặn để kích thích các hormone tạo sữa sản sinh. Cách thứ ba là mẹ dùng các sản phẩm lợi sữa có nguồn gốc từ thiên nhiên. Chúng sẽ đem lại hiệu quả lợi sữa nhanh chóng nhất.

Betimum đã tổng hợp đầy đủ nhất các thông tin và giải quyết các câu hỏi xung quanh vấn đề ít sữa. Nếu như mẹ còn có thắc mắc nào khác về sữa mẹ nói chung và tình trạng ít sữa nói riêng, mẹ có thể liên hệ qua hòm thư điện tử, hoặc fanpage Facebook của Betimum để được tư vấn, giải đáp nhé!