[CHUYÊN GIA TƯ VẤN] Mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi?

0
1977

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi là vấn đề mà rất nhiều bậc cha mẹ phải lo lắng? Vậy làm thế nào để giải quyết vấn đề này một cách an toàn và hiệu quả nhất cho trẻ? Hãy cùng lắng nghe tư vấn của các chuyên gia thông qua bài viết dưới đây của Betimum nhé!

Vì sao trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi?

Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi do khoang mũi chứa nhiều dịch mũi

Theo các chuyên gia cho biết, trẻ sơ sinh bị sổ mũi là do khoang mũi của trẻ chứa nhiều chất dịch mũi. Dịch mũi tiết ra càng nhiều sẽ khiến cho việc hít thở càng trở nên khó khăn hơn. Tình trạng này được gọi là trẻ bị ngạt mũi, sổ mũi.

Trẻ sơ sinh khi bị ngạt mũi sẽ kèm theo các biểu hiện như: hắt hơi, nước mũi chảy nhiều, có vẩy đặc trong mũi… Vì ở độ tuổi còn quá nhỏ nên trẻ chưa biết cách thở bằng miệng. Cũng chính vì lý do này, khi bị nghẹt mũi trẻ hay khóc nhiều, không muốn bú mẹ do cơ thể cảm thấy khó chịu và mệt mỏi. Vậy, trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nguyên nhân do đâu?

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sổ mũi

Trẻ sơ sinh sổ mũi đến từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia thì có 5 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi.

Trẻ bị cảm cúm cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị nghẹt mũi

– Trẻ bị cảm cúm: Khi trẻ bị cảm cúm sẽ kéo theo tình trạng mũi bị nghẹt. Ngoài ra, sẽ kèm theo một số biểu hiện khác như đau họng, sốt nhẹ và lười ăn, không chịu bú sữa mẹ.

– Bệnh do nhiễm virus (cảm lạnh): Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch còn non yếu. Cũng chính vì thế, khi trẻ tiếp xúc với môi trường bên ngoài sẽ tạo điều trị cho các loại virus xâm nhập vào cơ thể. Một số loại virus gây cảm lạnh và sổ mũi cho trẻ bao gồm: Adenovirus, virus hợp bào…

– Trẻ bị dị ứng: Trẻ sơ sinh rất hay bị dị ứng với nước hoa, phấn, khí bụi… Phản ứng của dị ứng sẽ làm phù nề niêm mạc mũi, tăng tiết dịch nhầy ở mũi và gây ra nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh.

– Dị vật hóc trong mũi: Vô tình trong lúc chơi đùa, trẻ có thể bị vật thể lạ, nhỏ vào mũi. Nếu như mẹ không phát hiện kịp thời thì trẻ rất hay bị tắc mũi, nghẹt mũi.

– Ngạt mũi do sơ sinh: Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi có thể là do nước nhầy trong bào thai chưa được hút sạch ra khỏi hệ thống hô hấp của trẻ. Vì vậy, rất nhiều trẻ sơ sinh khi mới về nhà đã có biểu hiện bị sổ mũi, nghẹt mũi.

Cần phải làm gì khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi?

Chắc hẳn nhiều bậc phụ huynh trở nên bối rối khi con mình bị nghẹt mũi phải không? Đừng lo lắng quá nhiều nhé, hãy bình tĩnh xử trí theo các cách sau sau:

– Làm sạch mũi của trẻ: Việc đầu tiên cần phải làm đó chính là loại bỏ dịch nhầy trong mũi của trẻ. Nên dùng bông gòn thấm nước ấm và lau sạch mũi cho trẻ.

– Dùng nước muối sinh lý: Chỉ cần cho trẻ nằm ngửa trên giường và nhỏ một vài giọt nước muối vào từng bên mũi của trẻ. Nước muối sẽ có tác dụng làm sạch mũi, loại bỏ chất nhầy và giúp trẻ dễ thở hơn.

Nhỏ nước muối sinh lý khi trẻ bị nghẹt mũi

– Sử dụng dụng cụ hút mũi: Hút mũi là cách xử trí khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi rất đơn giản mà ai cũng có thể làm được. Trước khi thực hiện hút mũi thì nên làm sạch mũi trẻ bằng nước muỗi. Sau đó, thì sử dụng dụng cụ hút mũi để lấy hết dịch nhầy trong mũi trẻ. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ nên nhớ rằng không nên áp dụng phương pháp này quá nhiều lần, bởi có thể gây niêm mạc mũi của trẻ.

– Nâng cao đầu khi ngủ: Tuy đây là mẹo nhỏ nhưng lại đem lại hiệu quả khá cao. Khi trẻ sơ bị bị nghẹt mũi thì hãy dùng một chiếc gối để nâng cao đầu cho trẻ lúc ngủ. Đặc biệt, phải để cho trẻ nằm với tư thế thoải mái nhất.

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi cần được xử lý nhanh chóng và kịp thời. Bởi vì, nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến hệ hô hấp và sức khỏe của trẻ. Để chắc chắn con trẻ đang gặp vấn đề gì thì cách tốt nhất cha mẹ hãy đưa trẻ đến bệnh viện để khám chữa.